Thưa Luật sư: nhà em có miếng đất do ông nội cho cha em. Đất đó canh tác đến giờ cũng gần 20 năm. Giáp với miếng đất là nhà ở của ông bác 9, anh cha em. Ông bác cứ lấn đất nhà em và trồng nhiều cây qua để làm ranh của ông. Mấy năm trước khi đó ai có tiền thì làm bằng khoán được.ông bác đi làm một mình mà không ai làm chứng.lấn qua đến mấy mét

Năm rồi địa chính xã có đo đạc và đã đồng ý hai bên là ngay cây dương. Nhưng mấy tháng trước ông đập hàng rào và xây lấn qua thêm khoảng nửa mét. Và gia đình em cũng đành chấp nhận. Có sự chứng kiến của bác 5, đứng ra cậm ranh và em đã mua trụ đá cấm ngay đó cố định. Vào ngày 10/04/2016 nhà em cải tạo ủi lại đất thì bác không ngăn cản. Qua ngày 11/4/2016 thì ra ngăn cản không cho ủi đất. Có tranh cải hai bên và mời chính quyền lại giải quyết. Trong khi có chính quyền địa phương thì bác 9 kêu con trai ra đánh em và ông ta cũng nhào ra và đánh. Khi đó cha em mới chạy lại và xô xát với nhau. Và được mọi người và chính quyền can ngăn. Và mời hai bên lên làm công an xã làm biên bản rồi cho về. Đến nay, bác 9 ổng làm đơn thưa em nói đưa em đi giáo dục và làm ổng gãy tay. Trong khi đó xô xát hai bên bằng tay không thì chuyện đó là bình thường, mà tay ổng chỉ bị trật. Cho em hỏi, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, và xô sát đó em có bị đưa đi giáo dục hay không?

Em xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai năm 2013

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Nội dung tư vấn:

1. Tranh chấp ranh giới đất

Trước hết, tranh chấp giữa hai bên là tranh chấp đất đai. Do hai bên không thỏa thuận được với nhau về ranh giới đất, do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn cũng như của gia đình bác bạn, bạn nên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thì:

"Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành."

Theo quy định trên, gia đình bạn có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hòa giải, trong trường hợp hòa giải không thành thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp, không có giấy chứng nhận hoặc một số các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì bạn có thể lựa chọn giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu không đồng ý thì có thể khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án.

2. Biện pháp xử lý hành chính

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

"1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng."

Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

"1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Điều 91. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng."

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

"1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận."

Điều 93. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

"1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.

Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người chưa đủ 18 tuổi;

c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận."

Theo thông tin bạn cung cấp, có xảy ra xô sát giữa hai bên, và ông bác có bị gãy tay. Như vậy, bạn phải xác định được độ tuổi của ban là bao nhiêu, hành vi của bạn đáp ứng điều kiện để đưa đi giáo dục tại xã phường thị trấn, giáo dục bắt buộc hay chưa. Ngoài ra, nguyên nhân gãy tay chưa rõ. Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa thể xác định được bạn có bị xử lý vi phạm hành chính hay không. Do đó, từ quy định trên của pháp luật, và thông tin bạn có thể xác định được bạn có bị áp dụng biện pháp xử lý giáo dục tại thị xã phường hay không.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *