Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Nhà tôi có khoảng 1ha đất lâm nghiệp, đất này được ba mẹ tôi làm từ năm 2002 đến nay (trồng cây lâm nghiệp).

 Trước đó, thì số đất này được người bác ruột của tôi làm, nhưng vì đất xấu và không có giá trị nên ông đã bỏ, thấy thế ba mẹ tôi đã tận dụng và canh tác cho đến nay. Bây giờ thấy đất có giá trị thì ông lại tìm cách chiếm số đất đó (ông phá cây trồng trên đất đó của ba mẹ tôi). Ba mẹ tôi cũng đã làm sổ đỏ (2010) nhưng đợi mãi vẫn không thấy, đến lúc lên hỏi thì người ta bảo thất lạc và hãy đo lại. Đến nay vẫn chưa có sổ đỏ. Và người bác của tôi cũng không có giấy tờ sử dụng đất.

Vấn đề này nếu viết đơn kiện thì ba mẹ tôi có lấy được đất và đòi ông bác bồi thường thiệt hại được không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: D.P

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn đất đai gọi: 

Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai 2013 

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 ( sửa đổi, bổ sung năm 2011)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính phòng chống bạo lực gia đình

Nội dung phân tích:

1. Tranh chấp quyền sử dụng đất

Do mảnh đất mà ba mẹ bạn đang sử dụng xảy ra tranh chấp, vì vậy để xác định quyền sử dụng đối với mảnh đất này thì gia đình bạn cần thực hiện theo các thủ tục do pháp luật quy định. Xác định quyền sử dụng đất phải do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hiệu lực pháp luật.

Đối với trường hợp của bạn, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cũng như giữ được tình cảm gia đình chúng tôi khuyên hai bên tự thỏa thuận với nhau, giải quyết theo phương pháp thích hợp nhất.

Tuy nhiên nếu không thể tự thỏa thuận được, hoặc thỏa thuận không thành gia đình bạn có thể nhờ sự can thiệp của chính quyền.

Đầu tiên là thủ tục hòa giải tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp. Tại điều 202 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."

Thủ tục hòa giải tại địa phương là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, nếu việc hòa giải tranh chấp đất đai tại xã không thành, bạn có tiến hành các bước tiếp theo.

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Nếu bạn lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền thì cần gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện nơi có mảnh đất đó, còn nếu chọn Tòa án thì gửi đơn ra tòa án cấp huyện nơi có bất động sản tranh chấp căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33 và điểm c khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai…." 

“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;…"

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:…

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản…."

Gia đình bạn căn cứ vào những quy định trên của pháp luật để đưa ra quyết định giải quyết phù hợp nhất.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội… những vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác sẽ bị xử phạt theo các mức:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”

Căn cứ vào quy định trên, trước tiên gia đình bạn cần đề nghị cơ quan chức năng điều tra xác định hành vi gây hại và mức độ thiệt hại tài sản gia đình để có căn cứ áp dụng các mức xử phạt chính xác.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *