Thưa Luật sư! Năm 2001, bố mẹ em có mua một mảnh đất của hai vợ chồng người cùng làng, mảnh đất này có diện tích ghi trên giấy tờ là 124m2 nằm trong một thửa đất lớn hơn có diện tích là 400m2, việc mua bán khi ấy đã được cả hai vợ chồng cùng đồng ý và được thực hiện bằng giấy viết tay và không có chứng thực của cơ quan nhà nước.

Nguồn gốc đất này là do cha ông người chồng để lại. Mảnh đất này khi mua thì chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tới năm 2003 mới được cấp). Từ đó đến nay gia đình em làm nhà và sinh sống ổn định không có tranh cấp gì, hàng năm có đóng thuế nhà đất đầy đủ, tuy nhiên cách đây mấy năm, gia đình em yêu cầu bên bán cho mượn sổ đỏ để thực hiện sang tên tách thửa, nhưng bên bán không hợp tác, đặc biệt là bà vợ thì phản đối quyết liệt, lí do bởi trong bản giấy viết tay mua bán năm 2001 chỉ có chữ kí người chồng, tuy nhiên sổ đỏ cấp năm 2003 thì lại có cả tên hai vợ chồng, vậy nên bà ta nói không đồng ý cho tách thửa. Em muốn hỏi trong trường hợp này, thì nhà em có thể có cách nào để làm sổ đỏ được không?

Xin cảm ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 24/7 : .

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 của Quốc hội, sửa đổi bổ sung năm 2011

2. Nội dung phân tích:

Trong trường hợp của bạn, năm 2001 bố mẹ bạn và gia đình bên kia đã thực hiện một hợp đồng mua bán đất đai. Diện tích ghi trên giấy tờ mà bố mẹ bạn mua là 124m2 lại nằm trong mảnh đất 400m2, để có thể cấp được sổ đỏ thì trước tiên phải tách thửa đất bạn đã mua. Tuy nhiên, người vợ phía bên bán đất lại không phản đối việc này. Căn cứ theo Điều 122 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội thì:

"1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định."

Nếu đáp ứng được yêu cầu trên về hiệu lực của hợp đồng thì bố mẹ bạn có quyền yêu cầu phía bên kia thực hiện thủ tục thách thửa do phía bên kia đã vi phạm hợp đồng mua bán đất đai. Nếu bà vợ này vẫn tiếp tục không đồng ý tách thửa thì bố mẹ bạn có quyền khởi kiện vi phạm hợp đồng mua bán đất đai.

Về thủ tục khởi kiện, chương IV-Thủ tục hành chính hướng dẫn kiện vụ án dân sự có quy định về hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu), về nội dung, hình thức được quy định cụ thể trong Điều 164  Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11

"1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;

e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;

k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;

l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn"

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: hồ sơ nhà đất, hợp đồng vay nợ, giấy vay nợ, di chúc…);

– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng), nếu người khởi kiện là cá nhân;

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

Khi khởi kiện ra tòa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên rồi nộp cho tòa án

Mặt khác, Điều 167  Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 quy định về thủ tục nhận đơn khởi kiện của tòa án như sau:

Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

2. Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;

3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email npttrinhlaw@gmail.com  hoặc qua tổng đài  . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./

Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *