Bố tôi đi nước ngoài đã 28 năm và định cư hẳn bên ấy, ông không có ý định về Việt Nam nữa và gần như tuyệt giao với gia đình tôi. Sổ hộ khẩu gia đình tôi chỉ còn mẹ tôi đứng tên chủ hộ và các con cháu là thành viên.

Tôi xin được kính nhờ quý công ty tư vấn chuyện sau:

1. Mảnh đất và căn nhà xưa kia của bố mẹ tôi muốn làm sổ đỏ có thể chỉ đứng tên 1 mình mẹ tôi được không? (vì rằng bố tôi đồng ý tuyệt đối, ông không về Việt Nam và không có ý định về). Nếu được thì thủ tục tiến hành để làm việc này như thế nào?

2. Mảnh đất này của bố mẹ tôi bị nhà nước thu hồi giải tỏa 1 phần, do đó gia đình tôi được quyền tái định cư 1 chung cư. Vậy muốn làm sổ đỏ chung cư này có thể chỉ đứng tên 1 mình mẹ tôi được không? (vì rằng bố tôi đồng ý tuyệt đối, ông không về Việt Nam và không có ý định về). Nếu được thì thủ tục tiến hành để làm việc này như thế nào?

Trân trọng cảm ơn quý công ty!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn về pháp luật đất đai, gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Nptlawyer.com ;, đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

 

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005

Luật đất đai 2013

Luật hôn nhân gia đình 2014

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai 

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về mảnh đất của bố mẹ bạn

Theo những thông tin bạn cung cấp, mảnh đát này là của chung bố mẹ bạn và có xuất xứ từ thời xưa. Đối với mảnh đất là một trong những loại tài sản phấp luật yêu cầu phải có giấy đăng ký quyền sử dụng, việc đăng ký này theo Điều 34 Luật hôn nhân gia đình 2014:

Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Do bố bạn đã sang nước ngoài định cư 28 năm và không có ý định trở về nhưng trên thực tế, quan hệ hôn nhân của bố mẹ bạn vẫn tồn tại và chỉ được xét là đang trong thời kỳ ly thân mà không phải ly hôn. Do vậy, mảnh đất này vẫn thuộc tài sản sở hữu chung của cả hai người là bố và mẹ bạn.

Theo Điều 219 Bộ luật dân sự 2005:

Điều 219. Sở hữu chung của vợ chồng  

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án.

Trường hợp hai bố mẹ bạn đã có thỏa thuận thì việc mẹ bạn một mình đứng tên sổ đỏ là hoàn toàn có thể và được pháp luật cho phép (trong trường hợp mảnh đất chưa đăng ký sổ đỏ). Tuy nhiên, nếu mảnh đất đã từng được cấp sổ đỏ có đứng tên bố mẹ bạn thì bạn cần phải yêu cầu bố bạn trở về để tiến hành thủ tục phân chia tài sản và chuyển quyền sử dụng đất thì mẹ bạn mới có thể đúng tên trên sổ đỏ đối với toàn bộ mảnh đất này.

Do bố mẹ bạn chưa ly hôn nhưng nên việc phân chia tài sản sẽ theo quy định tại ĐIều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014 cụ thể như sau:

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Sau khi tiến hành phân chia tài sản chung là mảnh đất, nếu bố bạn không muốn sở hữu phần tài sản đã chia (do định cư ở nước ngoài và không trở về nước nữa) thì có thể chuyển quyền sở hữu phần đất đó cho mẹ bạn theo thủ tục quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai 

Điều 79. Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:

– Hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bản gốc và 01 giấy chứng nhận photo có chứng thực

Trong trường hợp bố bạn không muốn chuyển quyền sử dụng phần đất được chia cho mẹ bạn thì mẹ bạn sẽ tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất đối với phần đất sau khi chia mà mẹ bạn được hưởng.

Thứ hai, về việc đứng tên trong sổ đỏ chung cư:

Tùy vào việc phần đất nhà nước thu hồi thuộc vào diện tích đất của bố hay mẹ bạn sau khi đã chia để xác định quyền sở hữu căn chung cư. Nếu phần đất thu hồi thuộc vào phần đất của bố bạn sở hữu và không chuyển nhượng cho mẹ bạn thì căn chung cư bồi thường tái định cư sẽ thuộc về bố bạn. Còn nếu toàn bộ phần đất được chuyển nhượng cho mẹ bạn hoặc phần đất thu hồi thuộc vào mảnh đất đã chia của mẹ bạn thì căn chung cư sẽ được bồi thường cho mẹ và bà hoàn toàn có thể đứng tên sổ đỏ. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *