Tôi là một thính giả thường xuyên của Sài Gòn buổi chiều nói chung và chương trình Gõ cửa luật sư nói riêng. Hôm nay tôi viết mấy dòng trước là chúc sức khỏe các anh, chị trong Ban biên tập chương trình và sau đó tôi có câu hỏi muốn nhờ chương trình giải đáp giúp tôi.

Vào  năm 2004 tôi có mua một mảnh đất gần 100m, vì tôi chỉ có một đứa con trai và lúc đó nó lại là lao động chính của gia đình với 5 miệng ăn, gồm tôi, con trai tôi, một đứa con gái đang học cấp ba và một đứa con gái mới ly dị chồng và con của nó nữa nên tôi đã để cho con trai tôi đứng tên mảnh đất và nhà đó.

Nay con gái út của tôi đã học xong và có việc làm ổn định còn cháu ngoại của tôi cũng đã lớn, con trai tôi cũng đã lấy vợ nhưng mẹ con tôi thương xuyên cãi nhau. Con trai tôi nó nói rằng nó không thể ở chung với tôi được nữađã để cho con trai tôi đứng tên mảnh đất và nhà đó. Nó nói như thế này “Con bán nhà con sẽ chia cho mẹ một nửa, mẹ thấy thế nào? Tôi không đồng ý và tôi đòi nó phải chia cho cả hai đứa em gái của nó nữa thì nó liền nói rằng ngày trước khi tôi và mọi người trong nhà sống nhờ sức lao động của nó nên tôi đã cho nó cái nhà này tới giờ nó lo cho các em đủ lông đủ cánh thì lại trở mặt đòi chia nhà với nó. Nó chỉ đồng ý chia cho tôi một nửa giá trị căn nhà bán được, tôi lấy thì lấy còn không thì thôi nó cứ bán nhà đi, tôi làm gì được nó. Nó còn nói về lý thì nó không chia cho tôi  tôi cũng không làm gì được nó nhưng về tình thì  nó chia cho tôi một nửa mà tôi cố tình không lấy hay cản trở ciệc nó bán nhà thì đừng trách nó bất hiếu vì đó là tại tôi ép nó phải bất hiếu chứ nó không muốn như vậy" 

Tôi mong chương trình cho tôi biết việc nó nói như vậy có đúng không? Và nếu bây giờ tôi cảnđã để cho con trai tôi đứng tên mảnh đất và nhà đó. dưới bất kỳ hình thức nào thì tôi có bị coi là vi phạm pháp luật không?

Tôi đang rất mong nhận được hồi âm của chương trình. Khi trả lời thư của tôi trên sóng xin chương trình đừng đọc địa chỉ và cũng đừng nêu tên của tôi lên sóng nha!

Tôi xin chân thành cảm ơn chương trình!

—o0o—

Đây là một câu hỏi liên quan đến quyền của chủ sở hữu nhà ở. Theo quy định tại Điều 21 Luật Nhà ở thì chủ sở hữu nhà ở có quyền:

Chiếm hữu đối với nhà ở. Sử dụng nhà ở. Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.

Bảo trì, cải tạo, phá dỡ hoặc xây dựng lại nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài các quyền vừa nêu thì chủ sở hữu nhà ở còn có các quyền sau:

– Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của mình.

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, xác nhận những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật này.

– Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, nếu con trai bà có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hợp pháp mang tên mình thì con trai bà có toàn quyền sử dụng, định đoạt như: Để thừa kế, tặng cho, cho thuê, bán căn nhà nêu trên mà không có bất kỳ ai có quyền ngăn cản kể cả bạn.

Như vậy trên giấy tờ đề rõ con trai của vị thính giả gửi email về cho chuyên mục bằng địa chỉ luuthuytruc@gmail.com là chủ sở hữu nhà thì người con trai này có toàn quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu căn nhà mà không ai được quyền ngăn cản. Trong trường hợp bà cố tình ngăn cản con trai bạn bán căn nhà nêu trên dưới mọi hình thức là bạn đã vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên vị thính giả này cũng có đề cập đến việc vào năm 2004 bà có bỏ tiền ra để mua mảnh đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất), sau đó mới để người con trai đứng tên trên mảnh đất và cất nhà. Vậy bà kiểm tra lại xem có giấy tờ, căn cứ chứng minh được việc bạn nhờ con trai đứng tên giùm bạn trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở  nêu trên hay không. Trong trường hợp bà có căn cứ chứng minh thì bà mới có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.

Tuy nhiên chuyên mục Gõ cửa luật sư vẫn hết sức lưu ý với bà rằng việc kiện tụng dù được pháp luật cho phép nhưng về mặt tình cảm, đạo lý thì không khuyến khích việc cha mẹ và con cái kiện nhau ra tòa vì ít nhiều việc mẹ con kéo nhau ra tòa cũng gây sứt mẻ tình cảm. Và như thư bà cũng đề cập là lúc trước người con trai này cũng là người lo lắng cho gia đình nhiều, vậy tốt nhất là bà và con của mình nên dùng tình cảm để nói chuyện với nhau, tìm được giải pháp tốt cho cả 2 bên để có thể giữ gìn được tình cảm mẹ con.

Nguồn: Chuyên mục Gõ Cửa Luật Sư – Chương trình Sài Gòn Buổi Chiều – Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM

Phát tối thứ 2, ngày 02/05/2011, Tuần 93

Nptlawyer.com LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *