Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Vợ chồng tôi lấy nhau đã hơn mười năm nhưng vẫn không có con dù đã tìm mọi biện pháp. Mọi người đang khuyên chúng tôi nhận một đứa trẻ về làm con nuôi. Xin chuyên mục tư vấn cho tôi biết về điều kiện nhận nuôi con nuôi theo Luật hôn nhân và gia đình?

  

     

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Trả lời:      
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm nuôi con nuôi theo quy định của luật hôn nhân và gia đình. Khoản 1, điều 67 LHN&GĐ quy định như sau: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi,  bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom,  nuôi dưỡng,  chăm sóc,  giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.”

Điều kiện nhận nuôi con nuôi.

Điều kiện đầu tiên của việc nuôi con nuôi cần đáp ứng đó là mục đích của việc nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi nhằm mục đích “bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội”. Quy định như vậy nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi của trẻ vị thành niên khi được nhận làm con nuôi và nhằm bảo đảm ý nghĩa xã hội của việc nhận nuôi con nuôi.

– Điều kiện đối với người được nhận nuôi: Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống. Tuy nhiên, điều luật còn quy định người trên mười lăm tuổi cũng có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh,  người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.

Trẻ em dưới 15 tuổi chưa thể tự lực về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần. Ở lứa tuổi này các em cần được chăm sóc giáo dục, thương yêu việc nhận trẻ em ở độ tuổi này làm con nuôi là tạo cho các em một mái ấm gia đình.

Tuy nhiên luật chỉ quy định điều kiện về độ tuổi mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào khác của người được cho làm con nuôi đã dẫn đến nhận thức rằng mọi trẻ em từ 15 tuổi trở xuống đều có thể được cho làm con nuôi. Điều này là không phù hợp với bản chất của việc cho – nhận con nuôi là chỉ cho trẻ em làm con nuôi khi trẻ em đó không thể được chăm sóc, nuôi dưỡng trong gia đình ruột thịt. Do đó, với quy định này đã dẫn đến hiện tượng lợi dụng việc cho – nhận con nuôi nhằm những mục đích trục lợi khác, mà không nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Theo khoản 2 Điều 68 LHN&GĐ thì một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Việc quy định như vậy nhằm loại bỏ khả năng lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để tiến hành việc mua bán, chiếm đoạt trẻ em.

– Tiếp theo đây chúng ta cùng tìm hiểu về Điều kiện của người nhận nuôi:

Điều 69 LHN&GĐ quy định người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Theo quy định tại điều 18, 19, 22, 23 BLDS một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi khi họ từ 18 tuổi trở lên và không phải là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên.

Pháp luật quy định như vậy nhằm tạo ra sự cách biệt về thế hệ giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, tránh được tình trạng lạm dụng tình dục đối với người được nhận nuôi. Quy định như vậy cũng vì ở độ tuổi này họ đã hoàn thiện về tâm sinh lý và nhận thức,  và ở độ tuổi này họ mới có đủ khả năng tài chính,  kinh nghiệm tâm lý để gánh vác nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.

Thứ ba, phải có tư cách đạo đức tốt. Ví dụ như những người bài bạc, có lối sống buông thả, đồi trụy…được coi là những người có đạo đức không tốt.

Thứ tư, người nhận con nuôi phải là người có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Điều kiện thực tế nói ở đây là điều kiện mang tính tổng hợp. Nó có thể bao gồm nhiều điều kiện khác nhau như khả năng sức khỏe, điều kiện về mặt kinh tế,  tài chính, khả năng thu nhập của người nhận nuôi, quỹ thời gian họ có thể bỏ ra để thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Thứ năm, người nhận nuôi con nuôi không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,  danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà,  cha, mẹ, vợ, chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ;

———————————————————-
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *