Thưa luật sư, Em là Dung, xin giải đáp giúp em: Gia đình em có 2 bé gái. Bé lớn năm nay 28 tháng. Bé sinh ngày 24/01/2011. Bé thứ 2 được 8 tháng. Bé sinh ngày 29/09/2012.

Do 2 vợ chồng không hợp nhau nên muốn ly hôn. Em rất muốn nhận chăm sóc cả 2 cháu thì pháp luật có cho phép không ạ. Em cũng đi làm và lương hàng tháng là 6 triệu VNĐ.

Rất mong Anh(Chị) hồi đáp sớm cho em hiểu

Em xin chân thành cảm ơn! Chúc Anh(Chị) một ngày vui vẻ!
Người gửi: V.T Dung
>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi:  –
 
Điều kiện để được nuôi con sau ly hôn

Trả lời:

Ý kiến thứ nhất:

Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đápcủa chúng tôi, câu hỏi của chị được chúng tôi trả lời như sau:

Theoquy định tại Khoản 2, Điều 92, Luật Hôn nhân và Gia đinh năm 2000 quy định: vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án cho được nuôi con. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì về nguyên tắc sẽ giao cho người mẹ là người được quyền trực tiếp nuôi con. Bên cạnh đó Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định:

Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của chan mẹ;

Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Như vậy, chị hoàn toàn có quyền nhận nuôi cả hai con của mình.

 

Ý kiến thứ hai:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho công ty chúng tôi, tôi sẽ giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Cơ sở pháp lý: Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 .

Điều 92 Luật HNGĐ quy định: “Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

Nếu đứa con đầu tiên của chị tính đến thời điểm xét xử chưa đầy 3 tuổi thì chị sẽ được nuôi cháu và đứa con thứ hai sau khi sinh chị cũng sẽ được nuôi. Tất nhiên, chị cũng cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục…

Như vậy, cả hai con của chị (Bé lớn năm nay 28 tháng. Bé sinh ngày 24/01/2011. Bé thứ 2 được 8 tháng. Bé sinh ngày 29/09/2012) đều dưới 3 tuổi nên chị sẽ được ưu tiên nuôi con. Bên cạnh đó, chị cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình có thể nuôi dưỡng con tốt.

 

Ý kiến thứ ba:

  Chào chị Dung, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về mục hỏi đáp của công ty, câu hỏi của chị được trả lời như sau:

  Căn cứ pháp lý áp dụng trong trường hợp này:

  +) Điều 92, Luật Hôn nhân và Gia đình;

  +) Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình.

  Thứ nhất, trong trường hợp này của bạn, nếu bạn yêu cầu xin ly hôn tại tòa thì có thể được chấp nhận còn nếu người yêu cầu là chồng bạn thì không. Bởi về nguyên tắc, trong thời gian vợ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được quyền yêu cầu xin ly hôn.

  Thứ hai, việc giành quyền nuôi con: “Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai” (điểm D – Mục 11 – NQ 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình). Như vậy tức là, về nguyên tắc, việc nuôi con do vợ chồng bạn thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau.

  Trong trường hợp cụ thể này của bạn, nếu bạn không thỏa thuận được với chồng bạn về quyền nuôi con, thì bạn có ưu thế hơn trong việc giành quyền nuôi con bởi: Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác (Điều 92 – Luật Hôn nhân và Gia đình).

  Tuy nhiên, những vấn đề trên đây chỉ đơn thuần về mặt pháp lý, còn việc quyết định để phù hợp với hạnh phúc gia đình và tương lai của các con bạn thì bạn nên suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ;

———————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *