Thưa luật sư! luật sư cho mình hỏi, về việc ly hôn gia đình. Trong trường hợp 2 vợ chồng cưới nhau về được 2 tháng do mâu thuẫn giữa người chồng gây ra hậu quả đánh đập vợ. Và người vợ bỏ nhà đi về gia đình mẹ đẻ sinh sống và không quay lại nhà chồng nữa. Nay em gái tôi đã sống độc thân 3 năm rồi.

Giờ em gái muốn ly hôn để có một cuộc sống tự do mà gia đình nhà chồng giữ tất cả giấy tờ liên quan, thậm chí giữ luôn cả chứng minh thư em gái tôi và còn ham dọa là gặp được em gái tôi ở đâu sẽ đánh chết tại đó. Gia đình tôi rất lo, rất muốn em tôi sớm được ly hôn và thoát khỏi cảnh hăm dọa đó. Mong luật sư cố vấn và giúp đỡ gia đình tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhân và gia đình  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến gọi: 

Trả lời:

 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

2. Nội dung tư vấn

Luật hôn nhân gia đình 2014 có định nghĩa: "Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ." 

Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định nghiêm cấm các hành vi cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; bạo lực gia đình.

Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia." 

Như vậy, dựa trên những thông tin bạn cung cấp, em gái bạn hoàn toàn có thể làm đơn xin ly hôn đơn phương gửi cho Tòa án nhân dân cấp quận, huyện yêu cầu họ giải quyết. CÙng với đó, em gái bạn có thể cung cấp thêm các bằng chứng chứng minh về việc mình bị chồng bạo hành và bị gia đình nhà chồng đe dọa đến tính mạng để làm căn cứ, cơ sở cho Tòa án ra quyết định có cho phép ly hôn hay không. 

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn xin ly hôn đơn phương 

– Bản sao giấy khai sinh của con 

– Bản sao giấy chứng mình nhân dân hoặc sổ hộ khẩu của hai vợ chồng 

– Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn 

Trường hợp nhà chồng giữ mọi giấy tờ không cung cấp cho bạn thì bạn có thể giải quyết như sau:

– Đối với chứng minh thư của chồng thì bạn có thể đến cơ quan công an nơi chồng bạn cư trú để xin xác nhận là chồng mình đang cư trú tại đây

– Đối với bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn thì bạn có thể đến ủy ban nhân dân xã nơi hai vợ chồng đăng kí kết hôn trước đây để xin cấp bản sao 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *