Thưa Luật sư: Cha mẹ tôi mất có để lại một mảnh đất và một ngôi nhà gỗ. nhưng không để lại di chúc (1993). Lúc này ở chung với mẹ tôi là anh trai (đã có vợ) và em giá út nhưng vì em gái út đi làm ăn xa không có mặt ở địa phương nhưng trong hộ khẩu của mẹ tôi lúc đó gồm có mẹ và em gái tôi (anh trai tôi không có khẩu).

Năm 2001 căn nhà gỗ xuống cấp anh trai tôi có xin sửa lại để tiện việc thờ cúng. Chị em tôi đồng ý để cho anh sửa lại. Nhưng lợi dụng việc này anh trai tôi đã chuyển quyền sử dụng đất sang tên anh ta. khi chị em tôi phát hiện đều này và có làm đơn ra tòa. nhưng lúc đó phát hiện ra anh ta bệnh ung thư nên chị em tôi đã tự giản hòa. đến năm 2011 anh trai tôi chết . Chị dâu tôi đòi sang quyền sử dụng đất cho chị ta . Nhưng chị em tôi không đồng ý. Xin hỏi Luật sư hiện nay chị em chúng tôi muốn đòi lại quyền sử dụng mảnh đất trên thì chúng tôi phải làm sao ?

Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự năm 2005

Luật Đất đai năm 2013

Nội dung tư vấn:

*khởi kiện yêu cầu chia di sản

Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về  Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

"Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế"

Theo như thông tin bạn cung cấp, thì bố mẹ bạn mất năm 1993, theo quy định của pháp luật thì thời điểm hiện nay đã hết hiệu lực khởi kiện để yêu cầu chia di sản.

* Giải quyết tranh chấp đất đai

Theo thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn đã sang tên mảnh đất đó, hai bên cũng hòa giải. Vậy bạn phải xem xét nội dung hòa giải giữa các bên như thế nào, tự hòa giải hay có biên bản hòa giải thành, để từ đó có căn cứ xác định bạn có đòi được quyền sử dụng đất hay không. Ngoài ra, nếu hai bên không hòa giải được, bạn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa án căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013:

"Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành".

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *