Kính chào Quý Diễn Đàn Luật;! Tôi muốn hỏi luật sư về vấn đề sau: Mẹ tôi có đầu tư trồng cây thanh long cho em tôi từ lúc ủi đất trồng cho đến bây giờ là hơn 2 năm, đã đầu tư hơn 200 triệu cây thanh long trồng trên đất của cha vợ em tôi. Bây giờ cây có trái họ nói ngược không cho em tôi đất. Mẹ tôi bỏ tiền trồng cây, đất của cha vợ tôi.

Nếu nhà tôi tranh chấp ra tòa thì có dành lại số tiền đã bỏ ra đầu tư không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Tran Dung

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật  của Nptlawyer.com ;.

Tư vấn pháp luật đất đai gọi:

Trả Lời:

Nptlawyer.com ; đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Công ty. Về vấn đề của bạn, công ty xin giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật Dân sự 2005.

Bộ Luật hình sự 1999.

Trong tình huống này của bạn bạn không nêu cụ thể là giữa em bạn và cha vợ em bạn có hình thành hợp đồng chuyển nhượng quyền đất hay không. Vì thế rất khó để định được mảnh đất mà mẹ bạn đã đem cây thanh long đến trồng là thuộc quyền sử dụng của em bạn hay vẫn thuộc quyền sử dụng của cha vợ em bạn. Bở vì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất buộc phải thực hiện bằng hình thức văn bản và có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Khoản 2 Điều 689 Bộ Luật dân sự.

Nếu như cha vợ em bạn đã chuyển quyền sử dụng đất cho em bạn thì việc mẹ bạn đem cây thanh long đến trồng và đến lúc thu hoạch thì mẹ bạn có được thu hoạch hay không là phụ thuộc vào việc thỏa thuận giữa mẹ bạn và em bạn chứ không liên quan đến cha vợ em bạn.

Nếu như cha vợ em bạn chưa chuyển quyền sử dụng đất cho em bạn thì việc mẹ bạn đem cây thanh long đến trồng và đến lúc thu hoạch cha vợ mẹ bạn lại nói không cho em bạn, hành động này có vi phạm pháp luật hay không và nếu có vi phạm mẹ bạn có đòi lại được số tiền đã đầu tư hay không lại phụ thuộc vào việc mẹ bạn và cha vợ em bạn trước đó có hình thành hợp đồng dân sự nào hay không.

Căn cứ theo Điều 388 Bộ Luật Dân sự quy định Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 401 Bộ Luật Dân sự quy định về Hình thức hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 404 Bộ Luật dân sự quy định thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Trong trường hợp này xác định được mẹ của bạn và cha vợ của em bạn đã các lập 1 hợp đồng dân sự bằng hình thức lời nói, khi mẹ bạn đã mang cây vào trồng trên mảnh đất đó như thế có thể hiểu được cha vợ em bạn đã đồng ý hợp đồng dân sự này từ 2 năm trước.

Nếu như bạn chứng minh được hợp đồng dân sự bằng hình thức lời nói được xác lập giữa mẹ bạn và cha vợ em bạn đã có thỏa thuận giữa 2 bên là nếu như mẹ bạn bỏ vốn mua cây và trồng cây trên mảnh đất của cha vợ em bạn thì đến lúc thu hoạch quy định rõ ai sẽ là người thu hoạch và số vốn bỏ ra cả 2 bên sẽ cùng chịu trách nhiệm.

Thì trong trường hợp này đến khi thanh long được thu hoạch mà cha vợ bạn lại không đồng ý cha vợ em bạn đã vi phạm Khoản 3 Điều 140 Bộ Luật hình sự quy định về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản.

Khi ra tòa bạn có thể đưa ra những chứng cứ để chứng minh cho việc mẹ bạn đã bỏ tiền vốn ra để mua cây và trồng trên mảnh đất đó bằng cách bạn tìm người làm chứng khi  mẹ bạn đi mua cây thanh long và người làm chứng khi mẹ bạn đã có trồng cây thanh long trên mảnh đất của cha vợ em bạn.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *