Tôi xin trân trọng cảm ơn Văn phòng Nptlawyer.com ; đã đọc email của tôi và mong văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi một việc như sau:

Gia đình nhà tôi có một mảnh đất rừng đã được cấp bìa đỏ. Trên mảnh đất đó gia đình tôi có cho một hộ gia đình ở nhờ (tính đến nay khoảng 10 năm) đến năm 2008 hộ gia đình đó được UBND xã cấp cho 6.000.000đ thuộc hộ nghèo để xây nhà cấp bốn. Hiện tại trên mảnh đất đó gia đình tôi đang trồng cây kinh tế. Nhưng từ tháng 8 năm 2015 giữa 2 gia đình chúng tôi có xảy ra xô sát, và bị đe dọa về tính mạng cũng như tài sản trên đất. Gia đình chúng tôi không muồn cho hộ gia đình đó ở trên đất nhà tôi nữa. Tôi xin hỏi trình tự, thủ tục phải làm như thế nào? Và chúng tôi có phải trả số tiền là 6.000.000đ mà hộ gia đình kia đã được cấp xây nhà không? Tôi mong sớm nhận được sự tư vấn của Văn phòng luật sư. Trân trọng!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn đất đai, gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai năm 2013

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011);

Bộ luật dân sự năm 2005

Nội dung phân tích:

Từ những vấn đề bạn trình bày trong thư, chúng tôi xin được trao đổi với bạn như sau: Về mặt pháp lý, mảnh đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn nên bạn được công nhận là chủ sử dụng đất hợp pháp. Việc bạn cho người khác ở nhờ không làm thay đổi quyền sử dụng đất của bạn. Trong trường hợp bạn không muốn cho ở nhờ nữa bạn hoàn toàn có thể đòi lại mảnh đất nói trên. Trước hết bạn có thể thỏa thuận với người đang ở nhờ về việc trả lại đất, nếu không được, có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, theo đó hòa giải tại địa phương là thủ tục bắt buộc đầu tiên. 

Thủ tục này được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 như sau:

"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."

Trong trường hợp việc hòa giải tranh chấp đất đai tại xã không thành bạn có thể viết đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013:

Do bạn đã có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất nên theo Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Ngoài ra căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33 và điểm c khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Có thể thấy rằng, việc này là bạn cho bên kia mượn tài sản của bạn, tài sản ở đây là đất đai thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn, vậy có thể xác định nghĩa vụ của bạn theo quy định của Bộ luật dân sự 2005:

"Ðiều 516. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

Bên cho mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;
  2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận;
  3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết".

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *