Đề cương thảo luận Luật hôn nhân QTL K35  (ĐH Luật HCM)

BUỔI THỨ NHẤT

  LÝ LUẬN CHUNG – KẾT HÔN

         – HỦY KẾT HÔN TRÁI PL – KHÔNG CÔNG NHẬN VỢ CHỒNG

 

  1. MỤC TIÊU NHẬN THỨC

– Giúp sinh viên nhận biết các vấn đề lý luận chung về hôn nhân, gia đình, Luật HN&GĐ; hiểu các nguyên tắc cơ bản, trí của LHN&GĐ cũng như mối quan hệ PLHNGĐ với  các quan hệ pháp luật khác trong hệ thống plvn; giúp sinh viên nắm được các qui định về kết hôn, xác định điều kiện cho phép và các trường hợp cấm KH, nhận biết pháp luật thực định về kết hôn trái pháp luật, các trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng và hướng xử lý dân sự các trường hợp này; giúp sinh viên xác định được “hôn nhân thực tế” từ đó vận dụng được pháp luật để giải quyết các tình huống thực tiễn.

– Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và đánh giá vấn đề; trau dồi thói quen nghe, đọc và bước đầu đầu hình thành tư duy phản biện khoa học.

 

  1. YÊU CẦU VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

– Yêu cầu: Nhóm và sinh viên chuẩn bị và trình bày các nội dung đã xác định theo hướng dẫn của GV. Trao đổi, đối thoại những vấn đề được trình bày; theo dõi ý kiến bổ sung của các SV khác và nhận xét, tổng kết của GV để hoàn chỉnh phần trình bày của mình.

– Tiêu chí đánh giá: 1/ Nắm được vấn đề cơ bản: Đạt yêu cầu; 2/ Nắm và làm rõ được vấn đề, phân tích logic, có liên hệ thực tế: Cộng điểm khuyến khích: + ( Hai + + sẽ được cộng 0.5 điểm bộ phận ). SV vắng không lý do: Trừ điểm thảo luận: – ( Hai trừ sẽ bị trừ 0.5 điểm bộ phận )

 

III. NỘI DUNG THẢO LUẬN

 

             * Và trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi sau:

  1. Phân tích khái niệm gia đình. Cho biết mô hình gia đình được LHN&GĐ năm 2014 khuyến khích phát triển?
  2. So sánh quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình với quan hệ pháp luật dân sự.
  3. Xác định cách tính tuổi kết hôn của nam và nữ theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, cho ví dụ; So sánh với quy định của LHN&GĐ 2000.
  4. Xác định người đang có vợ, có chồng, cho ví dụ về các trường hợp người đang có vợ, có chồng không được kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác.
  5. Tóm lược các điều kiện đăng ký kết hôn theo pháp luật hiện hành.
  6. Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa anh Minh và chị Tú biết rằng Anh Minh là chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã H, huyện K, thường trú tại xã H, huyện K còn chị Tú là phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường LC, thành phố ĐN, thường trú tại phường LC, thành phố ĐN.

 

Xem xet thoi diem phat sinh hieu luc cua LHN 1959, boi LHN 2000 thi moi bat dau viec QH 1 vo 1 chong

 

  1. So sánh kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng.
  2. Đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn.
  3. Đánh giá của bạn về thực tiễn áp dụng pháp luật điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn hiện nay ?
  4. Tình huống:

 

 Tình huống 1: Anh Tuấn và chị Lâm là vợ chồng hợp pháp từ năm 2002. Năm 2008, chị Lâm sang Thái Lan du lịch sau đó tiến hành phẩu thuật chuyển đổi giới tính và trở thành nam giới. Ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vợ ngày trở về và mất hết hy vọng vào hôn nhân ( việc chị Lâm phẩu chuyển giới tính tại nước ngoài anh Tuấn không biết trước ), anh Tuấn đã nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ vì hiện tại, chị Lâm và anh – hai bên trong quan hệ vợ chồng cùng giới tính. Theo bạn, cơ quan chức năng giải quyết yêu cầu của anh Tuấn thế nào, tại sao ?

Giả định TH này dùng LHNGD 2014

Vì TH này đăng ký đúng thủ tục hợp pháp, do đó không thể là TH không công nhận QH vợ chồng

Để được giải quyết việc hủy KH trái PL thì phải vi phạm vào điều cấm, tuy nhiên TH này trên giấy tờ chị Lâm vẫn là phụ nữ, do đó không thuộc TH quy định tại Điều 8. Vậy CQCN sẽ không chấp nhận đơn yêu cầu của anh Tuấn

 

Tình huống 2. Được gia đình hai họ đồng ý, năm 1996, ông Tình và bà Nghĩa đã về sống chung mà không đăng ký kết hôn. Họ có hai con chung là N sinh năm 1998 và H sinh năm 2000. Bằng số tiền thu được  từ buôn bán ( ông Tình thường mua xe gắn máy cũ để tân trang rồi bán lại, bà Nghĩa ở nhà nội trợ ), năm 1999, ông Tình mua được một ngôi nhà trị giá một tỉ đồng và đứng tên chủ sở hữu nhà. Cuộc sống chung giữa ông Tình , bà Nghĩa sau đó mâu thuẫn không thể tiếp tục duy trì. Ngày 02.02.2003, ông Tình làm đơn xin ly hôn bà Nghĩa và đề nghị Tòa án giải quyết chia tài sản chung – 800 triệu đồng mà hai người hiện có. Riêng ngôi nhà trị giá 1 tỷ, ông Nghĩa đề nghị nhận lại vì theo ông, đây là tài sản có được nhờ chính công sức của ông.

2.1. Theo bạn, ông Tình và bà Nghĩa có được pháp luật thừa nhận là vợ chồng không, cơ sở lý giải ?

Thụ lý và ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng

2.2. Tòa án giải quyết vấn đề hôn nhân, tài sản và con chung trong tình huống trên như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho các bên ? 

So sánh với hướng giải quyết được nêu trong pháp luật hiện hành.

 

Tình huống 3: Đủ điều kiện nhưng anh Anh Đăng, sinh ngày 12.01.1970 và chị Vân, sinh ngày 03.07.1971 sống chung như vợ chồng từ năm 1992 tại phường 5, quận 6 thành phố TH mà không đăng ký kết hôn. Họ có con chung là Chi, sinh năm 1993 và có khối tài sản chung trị giá 1 tỷ đồng ( do chị Vân quản lý). Đầu năm 2000, quan hệ giữa anh Đăng và chị Vân rạn nứt do anh Đăng “thầm thương trộm nhớ” chị Phượng – sinh ngày 10.09.1988,  người láng giềng có hộ khẩu thường trú cùng địa phương với anh.

Tháng 12.2004, anh Đăng bàn với chị Phương cùng đến địa phương khác sống chung. Tại UBND xã KL, huyện NĐ, tỉnh NA, nơi chị Phượng có hộ khẩu tạm trú, anh Đăng, chị Phương đã đăng ký kết hôn và họ được cấp giấy chứng nhận kết hôn ngày 08.06.2005. Cuộc sống chung của anh Đăng, chị Phượng sau kết hôn hạnh phúc. Hai người có con chung là Quang, sinh ngày 04.12.2005 và cùng tạo dựng được khối tài sản chung trị giá 900 triệu đồng.

Ngày 15.03.2006, Cơ quan lao động thương binh và xã hội huyện NĐ nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện NĐ huỷ việc kết hôn trái pháp luật của anh Đăng và chị Phượng.

Hỏi, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của cơ quan Lao động TB&XH địa phương như thế nào, vì sao? Có

 

Nếu anh Đăng và chị Vân, anh Đăng và chị Phượng tranh chấp tài sản và không thỏa thuận được về quyền lợi con chung thì Tòa án phải giải quyết các vấn đề này ra sao?

So sánh với hướng giải quyết được nêu trong pháp luật hiện hành.

Tình huống 4: Anh B, chị H kết hôn trái pháp luật vào ngày 1/2/2001. Ngày 14/5/2005 Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật của B và H. Liên quan đến tài sản chung, B cho rằng tòan bộ tài sản có trong gia đình là của B vì được mua bằng tiền lương của B. H không đi làm mà chỉ ở nhà làm công việc nội trợ nên H không được nhận gì trong phần tài sản chung. H cho rằng dù mình ở nhà làm công việc nội trợ, nhưng những công việc đó giúp đỡ B rất nhiều để B có thể toàn tâm toàn ý làm việc tạo thu nhập, vì vậy nên B phải chia cho H một phần trong khối tài sản chung. Hai bên B và H không thể thỏa thuận được việc chia tài sản chung, họ làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung.

Theo anh (chị ) Tòa án giải quyết việc chia tài sản trên như thế nào? Tại sao?

So sánh với hướng giải quyết được nêu trong pháp luật hiện hành.

Chia hay ko can tra loi dc cau hoi co cong suc dong gop truc tiep hay gian tiep hay ko? Neu minh xet theo dieu 95 va hieu la truc tiep thi moi dc chia thi phai la truc tiep moi chia, neu minh xet dieu 95 va hieu la gian tiep thi cu can la gian tiep thi cung dc chia

CSPL: 95 LHN 2000

Voi LHN 2014 thi se chia

CSPL: k2-16, 2b-59, k1-61

Trong TH ko ton tai QH vo chong moi tinh toi viec co dong gop hay ko (gian tiep or truc tiep), con doi voi TH ma cong nhan QH vo chong thi cu TS phat sinh trong TK hon nhan la TS chung, chac chan la chia, chi co dieu la chia it hay ko thoi (do ban chat QH vo chong song chung chac chan fai co su ho tro, dong gop roi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BUỔI THỨ HAI

QUAN HỆ VỢ CHỒNG

 

  1. MỤC TIÊU NHẬN THỨC:

– Giúp sinh viên nhận biết các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng và vận dụng được PL để đánh giá việc định đoạt TS của các bên; xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng; nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng … trong thực tiễn;

– Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và đánh giá vấn đề; trau dồi thói quen nghe, đọc và bước đầu đầu hình thành tư duy phản biện khoa học.

 

  1. YÊU CẦU VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ :

 

III. NỘI DUNG           

* Và trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi, tình huống sau:

  1. Thông qua các chế định kết hôn và quan hệ pháp luật giữa vợ – chồng, hãy làm sáng tỏ nguyên tắc “ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng” được định hướng trong LHN&GĐ năm 2014.
  2. Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau? Vợ khởi kiện chồng yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Toà án có thụ lý không, cơ sở lý giải?
  3. Quan hệ đại diện giữa vợ và chồng?
  4. Xác định các chế độ tài sản được LNG&GĐ 2014 ghi nhận.
  5. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với những giao dịch do một bên thực hiện?
  6. Căn cứ và nguyên tắc xác lập tài sản chung hợp nhất của vợ chồng?
  7. Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng?
  8. Phân tích chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và nêu quan điểm cá nhân về mặt tích cực, hạn chế của chế định này.
  9. Căn cứ xác định và chế độ pháp lý về tài sản riêng của vợ hoặc chồng?
  10. Tình huống:

 

Tình huống 1: Tháng 11 năm 1954, ông Thăng kết hôn hợp pháp với bà Linh tại tỉnh Nam Định. Hai người không có tài sản chung và con chung. Tháng 2 năm1955, ông Thăng chuyển vào TPHCM rồi cưới và sống cùng bà Lan. Do bà Lan không có khả năng sinh con và được sự đồng ý của bà, năm 1979, ông Thăng đưa bà Ngọt về sống chung như vợ chồng và có với bà Ngọt hai con chung là Thuận và Hòa. Ông Thăng, bà Lan và bà Ngọt cùng chung sống tại căn nhà số 18A đường H, quận 5, TPHCM. Nhà do ông Thăng đứng tên, được xây dựng năm 1956 trị giá 4 tỷ đồng. Năm 2007, ông Thăng mất không để lại di chúc. Hỏi:

1.1. Ai là vợ ông Thăng theo pháp luật hiện hành ?

1.2. Xác định di sản thừa kế của ông Thăng và cho biết đối tượng được hưởng di sản thừa kế của ông theo tình huống trên.

 

Tình huống 2: Anh Trần Đình Tú và chị Nguyễn Lệ Hằng sống chung như vợ chồng từ năm 1986 tại Thành phố H. Năm 2000, do mâu thuẫn, hai bên ly thân sau đó anh Tú khởi kiện yêu cầu Tòa án chia đôi toàn bộ tài sản chung của họ gồm nhà đất và động sản khác trị giá 1 tỷ 800 triệu đồng ( Phán quyết chia tài sản của Tòa án có hiệu lực ngày 1.2.2000 ). Ngay sau khi chia tài sản, chị  Hằng chuyển về nhà mẹ đẻ sống. Tháng 4.2003, chị Hằng sinh một bé trai và khai sinh cho con với tên là Thành, họ tên cha là Trần Đình Tú. Cuối năm 2004, anh Tú nộp đơn xin ly hôn chị Hằng. Trong khi vụ án ly hôn chưa được giải quyết thì ngày 02. 02. 2005, anh Tú chết vì tai nạn giao thông. Sau khi anh Tú mất, gia đình anh bất ngờ phát hiện 5 tờ vé số trị giá 375 triệu đồng do anh mua và trúng thưởng trước đó mà chưa kịp lĩnh. Cùng lúc, chị Hằng nghe tin liền yêu cầu gia đình Tú chia cho mẹ con chị toàn bộ số tiền trúng xổ số mà anh Tú để lại ( Cha, mẹ anh Tú cũng đã mất ). Tuy nhiên, người thân thích của anh Tú phản đối vì theo họ, anh Tú và chị Hằng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và trên thực tế, họ cũng đã ly thân, không còn quan hệ vợ chồng. Trước tình thế đó, chị Hằng khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi. Hỏi:

2.1. Việc anh Tú và chị Hằng “ly thân” sau đó anh Tú đã nộp đơn đề nghị Tòa án giải quyết ly hôn theo tình huống trên có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa họ không ? Vì sao ?

2.2.  Trước khi anh Tú đột tử, phán quyết có hiệu lực của Tòa án về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân có làm thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa anh Tú và chị Hằng?Cơ sở pháp lý ?

2.3.  Theo bạn, ai là chủ sở hữu 375 triệu đồng tiền trúng thưởng xổ số ? Lý giải bằng qui định của pháp luật.

2.4. Yêu cầu của chị Hằng về việc chia cho chị và con ( cháu Thành ) toàn bộ số tiền trúng thưởng do anh Tú để lại có được Tòa án giải quyết không, tại sao ?

So sánh với hướng giải quyết được nêu trong pháp luật hiện hành.

 

Tình huống 3: Năm 1999, do chị Nguyễn Thị A mới 16 tuổi – chưa đảm bảo tuổi kết hôn nên chị và anh Lâm Thế N chỉ tổ chức lễ cưới truyền thống mà không đăng ký kết hôn. Tháng 3-2003, chị A và anh N nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn ( gồm tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của anh N và bản sao chứng minh nhân dân của hai người ) tại Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Khánh, huyện K nơi chị A có hộ khẩu thường trú và họ được cấp giấy chứng nhận kết hôn ngày 29.12.2003. Từ tháng 8/2004, do mâu thuẫn trầm trọng nên chị A xin ly hôn Anh N và yêu cầu Tòa án giải quyết quyền lợi liên quan đến con chung ( là Lâm Bảo N, sinh năm 2000 ) và tài sản chung ( hai bên khai thống nhất tài sản chung của họ gồm chiếc xe máy  Dream hiệu Trung Quốc trị giá 6 triệu đồng do anh N đứng tên và động sản khác trị giá 60 triệu đồng). Tại thời điểm xin xin ly hôn, chị A đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng 600 m2 đất ( trị giá 900 triệu đồng ), giữa chị và anh N tranh chấp phần diện tích đất này. Theo chị A thì quyền sử dụng thửa đất này là tài sản riêng của chị bởi cha mzẹ đẻ của chị chỉ cho riêng chị ( có hợp đồng tặng cho hợp pháp ). Song theo anh N, đất do chị A đứng tên là tài sản chung của vợ chồng vì chị A đã tự nguyện nhập quyền sử dụng đất vào tài sản chung. Bằng chứng là vào năm 2004, chị A đã cùng anh N ký hợp đồng thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chị A đứng tên để vay Ngân hàng cho mẹ anh N là bà Dương Thị H số tiền 15.000.000 đồng.

Tại bản án sơ thẩm số 38/HNST ngày 27-5-2004, Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn quyết định:

Về quan hệ vợ chồng: Hủy kết hôn trái pháp luật giữa chị Nguyễn Thị A với anh Lâm Thế N. Đề nghị Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Khánh thu hồi giấy chứng nhận kết hôn số 62/KH, quyển số 1/2003 ngày 29.12.2003 giữa anh Lâm Thế N với chị Nguyễn Thị A;

Ko ap dung NQ 02 do moi song chung chu chua thuc hien dang ky ket hon

Ap dung ND 83/1998

ND 158

Giay xac nhan tinh trang hon nhan chi co gia tri 30 ngay

……

Tuy nhien Toa van sai do phai ra quyet dinh khong cong nhan quan he vo chong

Về con chung: Giao cháu Lâm Bảo N cho anh Lâm Thế N nuôi dạy, chị A không phải cấp dưỡng nuôi con nhưng có quyền thăm nom con. Khi cần thiết, chị A có thể xin thay đổi người nuôi con.

Về tài sản: Áp dụng Điều 32, Điều 95 LHN&GĐ quyết định giao cho chị A giao toàn bộ diện tích đất, chị A có nghĩa vụ hoàn lại cho anh N phần giá trị đất là 450 triệu đồng; giao cho anh N chiếc xe máy Dream trị giá 6 triệu đống; chia cho anh N 27 triệu đồng, chị A 33 triệu đồng. Tổng cộng anh N và chị A mỗi người được chia 483 triệu đồng giá trị tài sản.

Dieu 13 ND 70

Ngoai ra viec ghi ten tren giay to vay no ko co nghia la muon nhap TS rieng vo TS chug

Su dung TS rieng vao nhu cau chung cua gia dinh ko co nghia la ho tu nguyuen nhap TS rieng vao TS chung

Quan điểm của bạn về đường lối xử lý của Tòa án có thẩm quyền đối với vụ việc trên ? ( Nhận xét cả ba góc độ: quan hệ thân thân, tài sản và con cái )/

 

Tình huống 4: Anh P và chị X gặp gỡ và sau đó chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 1/7/1989 mà không đăng ký kết hôn. Sau 10 năm sống chung và có với nhau một  con chung là M (sinh ngày 2/5/1991). Năm 1999 anh P và chị X phát sinh mâu thuẫn do việc anh P muốn dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh mà chị X không đồng ý. Hai anh chị  tự thỏa thuận việc chia tòan bộ tài sản chung của anh chị bằng văn bản vào ngày 12/4/2000. Năm 2005 anh P trúng số độc đắc với toàn bộ số tiền trúng thưởng là 450 triệu đồng. Chị X và anh P lại một lần nữa phát sinh mâu thuẫn liên quan đến việc chia số tiền trúng thưởng nói trên. Chị X cho rằng dù vợ chồng đã tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng số tiền anh P trúng thưởng là tài sản chung vì nó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên anh P lại cho rằng việc chia tòan bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ dẫn đến việc chấm dứt quan hệ tài sản chung của P và X, vì vậy số tiền trúng số đó dĩ nhiên thuộc về anh. Anh P và chị X không thể thỏa thuận được với nhau,   họ cùng làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Theo anh (chị ) Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? tại sao?

Về luật áp dụng

QH trên là QH hôn nhân giữa vợ chồng, QH này phát sinh trước 1/1/2015. Do đó QH này thuộc điều chỉnh của LHN 2000

CSPL: Điều 131 LHN 2014

Về QH vợ chồng

Do 2 bên chung sống với nhau như vợ chồng từ 1/7/1989 nhưng không đăng ký kết hôn trong khoảng thời gian quy định từ 1/1/2001 đến 1/1/2003. Do đó đây không phải QH vợ chồng và không được Tòa án công nhận.

CSPL: TTLT 01/2001

Về QH tài sản

Do không công nhận QH vợ chồng nên TS của các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 87 LHN 2000

Khong cong nhan QH vo chong la tinh tu 1/7/1989 luon

Ap dung dieu 17

(if ly hon vao khaong TG 2002-2003 thi ap dung ND 70 chia TS trong thoi ky hon nhan)

Về phân loại và giải quyết phân chia TS

Do TS đã được thỏa thuận phân chia nên các bên giải quyết theo đúng thỏa thuận của mình.

Về số tiền 450tr trúng thưởng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, đây cũng là TS chung và việc chia TS này không ảnh hưởng tới thỏa thuận từ trước đó.

Vậy, TA sẽ tiến hành chia số tiền 450 triệu này dưới dạng TS chung, và vì 2 bên không thỏa thuận được nên Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

CSPL: k3 Điều 17, Điều 27, Điểm 3 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BUỔI THỨ BA, QUAN HỆ CHA, MẸ, CON; CẤP DƯỠNG

 

I.MỤC TIÊU NHẬN THỨC:

– Qua thảo luận, sinh viên hiểu được căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con; quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha, mẹ, con và áp dụng pháp luật để giải quyết các tình huống liên quan giữa các chủ thể này;

– Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và đánh giá vấn đề; trau dồi thói quen nghe, đọc và bước đầu đầu hình thành tư duy phản biện khoa học.

 

  1. YÊU CẦU VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ :

III. NỘI DUNG           

 

* Và trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi, tình huống sau:

  1. Phân tích nguyên tắc và căn cứ xác định con trong giá thú, con ngoài giá thú.
  2. Trình bày các hình thức và thủ tục xác định con sinh ra do sinh đẻ. Quan điểm của bạn về pháp luật thực định với việc bảo đảm quyền được khai sinh của trẻ em?
  3. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc nhận nuôi con nuôi ?
  4. Phân tích các điều kiện nhận nuôi con nuôi và căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi theo Luật NCN năm 2010.
  5. Các nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con?
  6. Giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản nào? Nêu căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó.
  7. Phân tích nội dung cơ bản của chế định hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên và nêu quan điểm cá nhân về mặt tích cực/ hạn chế của chế định này.
  8. Phân tích các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình.
  9. Tình huống:

Tình huống 1: Anh Trần Thành và chị Hà Mỹ Linh kết hôn năm 2004 tại xã A, huyện B, tỉnh K. Hai năm sau, quan hệ vợ chồng họ mâu thuẫn trầm trọng do anh Thành nghi ngờ chị Linh không chung thủy ( chị Linh là diễn viên một đoàn kịch nói và thường đi biểu diễn xa nhà ). Thấy hôn nhân khó có thể duy trì, ngày 02.05.2007, chị Linh gửi đơn xin ly hôn anh Thành. TAND huyện B, tỉnh Kđã thụ lý giải quyết vụ án và tại Bản án sơ thẩm số 82/HN – ST ( có hiệu lực ngày 10.08 2007), tòa phán quyết:

  1. Về hôn nhân: Chị Hà Mỹ Linh được ly hôn anh Trần Thành.
  2. Về tài sản chung và con chung: Cả hai bên khai không có và không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ít lâu sau khi ly hôn, ngày 06.10.2007, chị Linh kết hôn với anh Đinh Anh Quân.

Ngày 11.03..2008, chị Linh sinh hai con trai ( chị Linh mang song thai ) là Nghĩa và Tình.

Trên cơ sở qui định của pháp luật hiện hành, hãy xác định cha của hai bé trai – Nghĩa, Tình – mà chị Linh sinh ra. 

So sánh với hướng giải quyết được nêu trong pháp luật hiện hành.

 

Tình huống 2: Anh A kết hôn cùng chị B năm 1992. Ba năm sau, do mâu thuẫn, hai bên ly thân và lập văn bản thỏa thuận  ( văn bản có công chứng ) chia đôi khối tài sản chung trị giá 12 chỉ vàng. Ngay sau đó, chị B trở về nhà mẹ đẻ sống. Tháng 06.2000, chị B sinh một bé trai nhưng không đăng ký khai sinh và cũng không cho biết bố bé là ai. Cuối năm 2001, anh A nộp đơn xin ly hôn chị B.

` Trong khi vụ án chưa được giải quyết thì ngày 02. 04. 2002, anh A tử nạn giao thông. Sau khi anh A chết 2 tháng, với yêu cầu của chị B, UBND xã E huyện G nơi chị cư trú cấp giấy khai sinh cho con trai chị với tên gọi là C, tên cha là Nguyễn Văn A. Chị B ngay sau đó đã yêu cầu gia đình anh A phân chia phần di sản thừa kế ( mà anh A để lại ) cho mẹ con chị ( Bố, mẹ anh A đã chết ). Song những người thân thích của anh A phản đối với lý do: i) Thực tế A,B đã ly thân và không còn quan hệ vợ chồng; ii) C không phải là con chung của A, B vì C được thụ thai và sinh ra trong khoảng thời gian A, B không sống chung.

  1. Theo bạn, việc UBND xã E, huyện G nơi chị B cư trú ghi tên anh A và giấy khai sinh của C có phù hợp với tinh thần pháp luật không? Tại sao?

 Nếu là người có thẩm quyền, bạn sẽ giải quyết yêu cầu của chị B như thế nào, cơ sở lý giải?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BUỔI THỨ TƯ

 CHẤM  DỨT HÔN NHÂN – KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

 

I.MỤC TIÊU NHẬN THỨC:

– Giúp sinh viên hiểu các trường hợp chấm dứt hôn nhân và thủ tục tố tụng giải quyết chấm dứt hôn nhân; sinh viên nắm được nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn, phân biệt được việc chia tài sản giữa các chủ thể là vợ chồng, giữa những người sống chung như vợ chồng; việc bảo vệ quyền lợi con cái khi cha mẹ ly hôn; điều kiện, thẩm quyền ĐKKH có yếu tố nước ngoài … và vận dụng được pháp luật để giải quyết các tình huống thực tế.

– Sinh viên được rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích và đánh giá vấn đề; trau dồi thói quen nghe, đọc và bước đầu đầu hình thành tư duy phản biện khoa học.

 

  1. YÊU CẦU VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ :

 

III. NỘI DUNG           

          

  * Và trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi sau:

  1. Các trường hợp chấm dứt hôn nhân ?
  2. Quyền yêu cầu xin hôn của một bên hoặc cả hai vợ chồng? Có thể đại diện trong ly hôn?
  3. Việc hạn chế quyền ly hôn: Các trường hợp, mục đích, điều kiện của việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
  4. Phân tích các căn cứ cho ly hôn theo pháp luật hiện hành.
  5. Vấn đề hòa giải khi vợ chồng ly hôn: hòa giải cơ sở, hòa giải tại Tòa án ?
  6. Đường lối giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Chia tài sản trong trường hợp không công nhận vợ chồng; trong hủy hôn trái pháp luật có gì khác với việc chia tài sản khi vợ chồng ly hôn.
  7. Quyền lợi con chung được giải quyết thế nào khi vợ chồng ly hôn ?
  8. Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ?
  9. Tình huống:

Tình huống 1: Năm 1972, ông A tình cờ quen biết bà B. Qua vài lần hẹn hò, bà B có thai với ông A. Và sau khi bà B sinh con, ông A đã đứng tên trên giấy khai sinh cho trẻ (tên là D) với tư cách là cha đẻ. Vì mưu sinh, A và B sau đó không gặp nhau nữa.

Năm 1978, ông A chung sống với bà C như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Cuối năm 2004, do bất đồng quan điểm, bà C nộp đơn xin ly hôn ông A và yêu cầu Tòa án phân định tài sản hiện có (Tại thời điểm xin ly hôn, trị giá động sản hai bên khai thống nhất gồm 3 tỷ đồng và một căn nhà diện tích 110m2 trị giá 2 tỷ do bà C đứng tên). Trong quá trình hòa giải, ông A yêu cầu chia đôi toàn bộ tài sản nhưng bà C phản đối. Theo bà C, do ông A chỉ ở nhà nội trợ ( ông A thừa nhận mình chưa có công ăn việc làm) nên số tiền 3 tỷ đồng do bà buôn bán mà có thuộc sở hữu của bà. Về ngôi nhà 110 m2, bà C cho rằng đây là tài sản do bà tự bỏ tiền mua, giấy tờ nhà đất đều do bà đứng tên nên nhà không phải là tài sản chung của vợ chồng.

TAND quận H nhận định trước khi chung sống với bà C, ông A đã sống chung và có con với bà B. Khi chưa ly hôn bà B, ông A lại tiếp tục sống chung với bà C là vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Vì vậy, tại Bản án hôn nhân sơ thẩm số 12/HN-ST có hiệu lực ngày 5.5.2005, tòa phán quyết không công nhận A, C  là vợ chồng. Về tài sản, xác định số tiền 3 tỷ đồng được tạo lập bằng công sức của A, C trong thời gian họ sống chung nên tòa quyết định chia đôi, mỗi bên sở hữu 1.5 tỷ đồng. Về căn nhà 110m2, do ông A không chứng minh được bản thân ông đã đóng góp tiền mua nhà nên tòa đã bác yêu cầu này của ông.

Theo bạn, tòa án quận H giải quyết về quan hệ nhân thân và tài sản trong vụ án trên đúng hay sai? Tại sao?

QH giữa A và B không là QH vợ chồng do đây ko là QH hôn nhân thực tế (QH hôn nhân thực tế là phải còn đang sống chung với nhau)

A và C chung sống với nhau trước 1/71987 và vẫn còn đang chung sống với nhau do đó 2 bên vẫn là vợ chồng

Giải quyết TS: điều 33, 43, 66

3 tỷ TS chung: Chia thi theo dieu 66, theo công sức đóng góp

2 tỷ nhà TS riêng nếu bà C cm được là lấy từ tiền riêng: mục 3 NQ02

 

 

 

Tình huống 2:  Tháng 2

 năm 2005, anh A và chị B quyết định cùng nhau kết hôn. Nhưng chỉ vài tháng sau khi được cấp giấy chứng nhận kết hôn, hai người đã bàn chuyện thuận tình ly hôn giả để anh A kết hôn với chị C – bạn thân của chị B đang sống tại một đô thị lớn với mục đích nhập khẩu vào thành phố. Ngày 11.2.2006, TAND huyện E đã ra quyết định công nhận cho A và B thuận tình ly hôn. Song do “vờ ly hôn” nên dù đã có phán quyết có hiệu lực của Tòa án, A và B vẫn tiếp tục sống chung.

Tháng 2.2007, chị B lập hợp đồng bán ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng ( ngôi nhà này được anh A và chị B mua sau khi kết hôn có giá trị 3 tỷ đồng). Ngày 27.12.2007, chị B trúng số giải đặc biệt trị giá 1.2 tỷ đồng.

Tháng 1.2008, do việc kết hôn giữa anh A, chị C bất thành nên anh A và chị B đăng ký kết hôn lại. Ngày 09.4.2008, chị B sinh con là G ( con chung của A, B ). Tháng 12.2008, do anh A ngoại tình, quan hệ vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng nên chị B nộp đơn xin ly hôn anh A và yêu cầu Tòa án giải quyết quyền lợi về tài sản và con cái .

Trên cơ sở các qui định của pháp luật hiện hành, hãy cho biết:

2.1. Nếu TA giải quyết cho A và  B ly hôn thì vấn đề tài sản được phân định như thế nào khi các bên tranh chấp?

Khong can biet la vờ ly hôn nhưng QH hôn nhân đã chấm dứt, với nhóm TS chung chưa thỏa thuận phân chia và cũng ko yêu cầu TA phân chia, TG sau thì mới tranh chấp. Lưu ý ko phải chưa phân chia là ko có tranh chấp và ko phân chia. Vậy những loại TS này vẫn xem về bản chất là TS chung của vợ chồng do chưa tiến hành phân chia. MỘt ví dụ 2 bên chia tiến hành phân chia nhưng 1 bên đã xử lý nhà đó (ex: bán) thì vẫn xử lý theo dạng là TS chung của vợ chồng, và vì chưa xử lý nên giao dịch bị tuyên bố vô hiệu và giải quyết dạng TS chung vợ chồng theo LHN. Các giao dịch với TS này ta xem xét đúng hay chưa

2.2. Nếu A và B không tìm được giải pháp tương thích để bảo vệ quyền lợi con chung thì việc xác định bên trực tiếp nuôi con; cấp dưỡng và thăm nom con sau ly hôn phải được phán quyết như thế nào? 

 

Tình huống 3: Ông A và bà B kết hôn ngày 03.02.1972 tại UBND xã E, huyện L, tỉnh Đ. Hai người có con chung là C, sinh năm 1974. Từ năm 1976, do mâu thuẫn, A, B đề nghị Tòa án chia toàn bộ tài sản chung rồi ly thân.

Ngày 22.08.1978, đưa theo con là C đến thành phố tìm kế sinh nhai, bà B gặp lại người yêu cũ là ông D và hai người sống chung với nhau như vợ chồng. Hai năm sau, bà B thực hiện các giao dịch để mua một căn nhà cấp bốn trên diện tích đất 200 m2 tại số 20 đường Y, phường 5, quận G, thành phố H. Bà B đã đứng tên chủ sở hữu và tạm thời giao C quản lý căn nhà.

Năm 1999, ông A bị tai nạn chết. Năm 2005, bà B đột tử không để lại di chúc. Hai tháng sau khi bà B mất, cho rằng nhà số 20 tại đường Y, phường 5 là tài sản hình thành trong thời hỳ hôn nhân, ông D gửi đơn yêu cầu Tòa án xác định căn nhà là tài sản chung của ông và bà B đồng thời đề nghị Tòa giải quyết cho ông hưởng di sản thừa kế của bà B.

     3.1. Hãy cho biết Tòa án xác định và giải quyết quan hệ hôn nhân giữa ông D và bà B như thế nào, vì sao ?

1999 A chết => bà B được xem là độc thân, tuy nhiên đột tử năm 2005 nên ông D với bà B ko đkkh nên ko là QH vợ chồng…

    3.2 Xác định chủ sở hữu căn nhà số 20 tại đường Y, phường 5, quận G theo tình huống trên, biết rằng trong quá trình bà B thực hiện giao dịch mua và chuyển quyền sở hữu nhà, ông D đều chứng kiến.

   3.3. Yêu cầu giải quyết cho hưởng di sản thừa kế của ông D có được TA chấp thuận không, cơ sở lý giải ? 

Bài tập thêm:

A và B kh 1972: tạo dc TS chung 1 tỷ => TS chung vợ chồng

A chung sống với C 1990: tạo dc TS chung 500 tỷ => áp dụng LDS do TH này không thể nói là vợ chồng do vi phạm đk => chia làm 2 (A và B vẫn là vợ chồng)

A ly hôn B: 1990 => TS để chia là 1 tỷ 250tr

 

 

Tình huống 4: Ông Năng và bà Ánh xác lập quan hệ vợ chồng năm 2000. Ngày 12.05.2001, ông Năng sử dụng nhà số 10/5 đường số 4, phường 2, thành phố G là tài sản riêng của mình để cho bà Lan thuê. Theo thỏa thuận, thời hạn thuê nhà là 4 năm, mỗi năm 100 triệu đồng, tiền thuê nhà thanh toán vào ngày 12.05 hàng năm.

Tháng 02 năm 2002, do đời sống vợ chồng bất hòa, ông Năng đề nghị TAND giải quyết chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng ( 2 tỷ đồng ) để sống riêng. Theo phán quyết ngày 10.06.2002 của Tòa án, ông Năng và bà Ánh mỗi người được sở hữu 1 tỷ đồng. Cuối năm 2003, ông Năng trúng số giải đặc biệt trị giá 475 triệu đồng.

Ngày 02.06.2004, bà Ánh nộp đơn xin ly hôn ông Năng và yêu cầu ông thanh toán thêm ½ số tiền thu từ việc cho thuê nhà số 10/5 ( Do ông Năng nhận trong hai năm sau khi vợ chồng chia tài sản chung, tổng số tiền là 200 triệu đồng, tính từ ngày 12.05.2002 đến ngày 12.05.2004 ). Bà Ánh cũng đề nghị ông Năng chia đôi 475 triệu đồng tiền trúng số vì theo bà, đây là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Ông Năng không đồng ý. Hỏi: Yêu cầu của bà Ánh về việc chia đôi số tiền cho thuê nhà và ½ tiền trúng số theo tình huống trên có hợp lý không, tại sao?  Nếu Tòa án chấp thuận cho bà Ánh ly hôn ông Năng thì quyền lợi con chung của họ được giải quyết thế nào, biết rằng tại thời điểm giải quyết vụ án, ông Năng và bà Ánh có hai con chung là Hòa,  sinh ngày 11.06.1994 và Hợp, sinh ngày 04.04.2003?

 

Tình huống 5: A và B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 18/9/2001. Hai  người chung sống hạnh phúc và có một con chung là M. Ngày 20/12/2004 A bị tai nạn trong khi đang thực hiện nghĩa vụ lao động theo hợp đồng lao động. Sau đó A nhận được số tiền bồi thường thiệt hại do tai nạn là 35 triệu đồng. Cuộc sống gia đình A và B sau tai nạn của A đã trở nên khó khăn, giữa A và B đã phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. Ngày 5/7/2005 B làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn. B yêu cầu TA xác định số tiền mà A nhận được do bồi thường thiệt hại do tai nạn là tài sản chung của vợ chồng để đem chia đôi mỗi người một nửa. A yêu cầu TA xác định số tiền đó là tài sản riêng của A.

Nếu TA giải quyết cho A và B ly hôn, theo anh (chị) số tiền bồi thường thiệt hại do tai nạn của A được giải quyết như thế nào? Tại sao lại giải quyết như vậy?

Tiền BTTH trong TKHD luôn luôn là TS riêng k2-11 ND 126, nếu bù đắp cho thu nhập bị mất thì là TS chung do bản chất là bù đắp cho khoản thu nhập (mà thu nhập này nếu ko bị mất thì phát sinh thì nó sẽ là TS chung)

Vậy nguyên tắc ta cứ xem BTTH nó hướng tới việc bù đắp riêng hay bù đắp chung để ta xác định.

Truoc thoi ky hon nhan A duoc thua ke mieng dat co can nha (QSDD va TS gan voi dat). Sau 1 khoang TG du tien xay 1 can nha moi. Khi ra toa yeu cau ly hon thi nha do la TS rieng hay chung?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *