Tin Tức Tư Vấn Hành Chính

Đẩy giá, đầu cơ, găm hàng khẩu trang y tế sẽ bị phạt như thế nào?

Thời gian này trước tình hình virus corona đang diễn biến phức tạp, người dân đi mua khẩu trang nhưng giá bán cắt cổ cao gấp 10 lần so với giá hàng ngày. Thậm chí có tình trạng nhiều nhà thuốc đầu cơ và găm hàng. Vậy cho tôi hỏi hành vi tăng giá, đầu cơ, găm hàng vậy sẽ bị xử lý ra sao? Tôi xin cảm ơn.

NPTLAWYER tư vấn cho bạn:

Theo Điều 3 Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì khẩu trang y tế không thuộc danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được nhà nước định giá.

Pháp luật cũng quy định quyền được tự đinh giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân đối với hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà hàng hóa, dịch vụ đó không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá (Khoản 1 Điều 11 Luật Giá 2012). Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân này phải có nghĩa vụ thực hiện niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn giá niêm yết (Điểm b Khoản 5 Điều 12 Luật Giá 2012).

Đối với hành vi đẩy giá khẩu trang lên cao, đầu cơ hay găm hàng khi thị trường đang khan hiếm, biến động về cung cầu do dịch bệnh đang hoành hành thì có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, cụ thể:

Thứ nhất, đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Đồng thời buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá bán hàng bất hợp lý. (Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ-CP)

Điều 17. Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Thứ hai, đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đến 100 triệu đồng, tùy vào giá trị vi phạm. Đồng thời bị xử phạt bổ sung bao gồm tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiên hành vi vi phạm (Điều 46 Nghị định 185/2013/NĐ-CP).

Điều 46. Hành vi đầu cơ hàng hóa

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;

b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Thứ ba, đối với hành vi găm hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đến 30 triệu, tùy vào mức độ và tính chất vi phạm. Đồng thời trong một số trường hợp sẽ bị xử phạt bổ sung bao gồm tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm rong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm (Điều 47 Nghị định 185/2013/NĐ-CP).

Điều 47. Hành vi găm hàng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 46 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:

a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;

b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;

c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;

d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 46 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:

a) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;

b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;

c) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;

d) Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 46 của Nghị định này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên hữu ích cho bạn.

Trân trọng!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn nêu trên chỉ nhằm mục đích tham khảo. Tùy từng thời điểm có sự thay đổi về chính sách pháp luật mà nội dung tư vấn có thể được điều chỉnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý xin vui lòng liên hệ về email: npttrinhlaw@gmail.com.

Related posts

Từng bị kết án vì Tội cố ý làm hư hỏng tài sản thì có được hành nghề luật sư không?

NP Tú Trinh

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp các loại thuế gì?

NP Tú Trinh

Được tạm ứng lương tối đa bao nhiêu phần trăm?

NP Tú Trinh

Từ 15/04/2020, tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng

NP Tú Trinh

Phạt từ 30 đến 50 triệu đồng nếu mang ngoại tệ, VND ra nước ngoài không đúng quy định

NP Tú Trinh

Dựng rạp cưới ngoài đường có thể bị phạt 6 triệu đồng?

NP Tú Trinh

Mẫu Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (VN-EN)

NP Tú Trinh

Văn bản chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

NP Tú Trinh

Quy định mới cấm công ty tài chính đòi nợ người thân của khách hàng?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More