Xin chào luật sư. Xin hỏi luật sư một vấn đề: Gia đình chú của cháu có một mảnh đất thổ cư ở được một thời gian thì gia đình chú chuyển vào ở trong bản.

Bây giờ có người ở làm nhà trên đất nhà chú, khi gia đình chú đến để lấy đất dựng nhà thì họ không chấp nhận giao đất, trong khi đó mảnh đất đó đã được cấp Sổ đỏ. Vậy để lấy lại mảnh đất đó thì gia đình chú của cháu cần phải làm như thế nào ạ?

Mong nhận được lời phúc đáp từ luật sư ạ. Trân trọng cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai năm 2013

Nội dung trả lời:

Điều 202 Luật đất đai quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

"Điều 202: Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp”.

Trong trường hợp của bạn, chú bạn và người đang chiếm dụng mảnh đất đã tiến hành hòa giải, tuy nhiên không thành công.

Căn cứ vào quy định như đã nêu trên, chú bạn có thể gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có tranh chấp để hòa giải. Sau thời hạn 45 ngày, tranh chấp này đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân nhưng không thành thì sẽ được giải quyết như sau:

 'Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

…”

Mảnh đất đang xảy ra tranh chấp của chú bạn đã được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), nên theo Khoản 1 Điều 203 như đã nêu trên, chú bạn có thể nộp đơn khỏi kiện cùng các tài liệu liên quan đến yêu cầu khỏi kiện của mình đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết, trường hợp này thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất tranh chấp. 

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *