Tin Tức Tư vấn Doanh nghiệp

Công ty có được ủy quyền cho Chi nhánh sử dụng tài khoản?

Công ty tôi đang có trụ sở chính tại TP. HCM, có một chi nhánh ở Hà Nội. Chi nhánh đã có con dấu chi nhánh riêng nhưng chưa có tài khoản ngân hàng. Vậy Công ty có thể làm ủy quyền cho chi nhánh sử dụng tài khoản của công ty được không?

NPTLAWYER tư vấn như sau:

Điều 4 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định như sau:

Ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán

1. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.

2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.

3. Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

Theo quy định trên, công ty bạn được phép ủy quyền cho chi nhánh của mình sử dụng tài khoản của công ty, tuy nhiên việc ủy quyền phải lập thành văn bản và tuân thủ các quy định của pháp luật về ủy quyền.

Các quy định về ủy quyền được thể hiện trong Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Điều 141. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;

c) Nội dung ủy quyền;

d) Quy định khác của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên hữu ích cho bạn.

Trân trọng!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn nêu trên chỉ nhằm mục đích tham khảo. Tùy từng thời điểm có sự thay đổi về chính sách pháp luật mà nội dung tư vấn có thể được điều chỉnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý xin vui lòng liên hệ về email: npttrinhlaw@gmail.com. 

Related posts

Thêm tên vợ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng?

NP Tú Trinh

Chứng từ giấy có được sử dụng để giao dịch thay thế cho hóa đơn điện tử hay không?

NP Tú Trinh

Người thuê nhà có quyền chấm dứt hợp đồng trước hạn do dịch Covid-19 hay không?

NP Tú Trinh

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

NP Tú Trinh

Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với những quốc gia nào?

NP Tú Trinh

Những vấn đề cần lưu ý khi ký hợp đồng thử việc?

NP Tú Trinh

Chỉ chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền nếu thuộc một trong 04 trường hợp

NP Tú Trinh

Bị loạn thị có được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?

NP Tú Trinh

Tội nhận hối lộ có bị tử hình không?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More