Tư vấn Dân sự

Con nuôi của chồng có được hưởng di sản thừa kế không?

Trước đây chồng tôi từng có một đời vợ và nhận nuôi một đứa trẻ. Trên giấy giấy khai sinh của đứa bé có ghi họ tên bố mẹ là chồng tôi và vợ cũ. Vậy cho tôi hỏi nếu sau này chồng tôi mất không để lại di chúc thì đứa con nuôi này có được quyền hưởng di sản theo quy định pháp luật không? Trường hợp đứa bé được nhận thừa kế mà tôi không muốn chia tài sản cho đứa bé thì có được hay không?

NPTLAWYER tư vấn cho bạn như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

Như vậy, con nuôi có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi để lại với tư cách là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất.Tuy nhiên, quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chỉ phát sinh trên cơ sở quan hệ nhận nuôi con nuôi được thực hiện theo đúng quy định pháp luật mà không phải là quan hệ nhận nuôi con nuôi thực tế (Điều 50 Luật Nuôi con nuôi 2010, Khoản 1 Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP).

Trường hợp của bạn, nếu chồng bạn đã có tên trong giấy khai sinh của con nuôi thì quan hệ nuôi con nuôi giữa chồng bạn và người con nuôi là hợp pháp. Do vậy, nếu như chồng bạn qua đời mà không để lại di chúc thì người con nuôi của chồng bạn có quyền hưởng di sản thừa kế của chồng bạn để lại.

Nếu người con nuôi không từ chối nhận di sản thừa kế thì bạn không có quyền tước quyền hưởng di sản của đứa bé. Đồng thời, phải tiến hành phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật cho người con nuôi này.

NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên hữu ích cho bạn.

Trân trọng!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn nêu trên chỉ nhằm mục đích tham khảo. Tùy từng thời điểm có sự thay đổi về chính sách pháp luật mà nội dung tư vấn có thể được điều chỉnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý xin vui lòng liên hệ về email: npttrinhlaw@gmail.com.

 

 

Related posts

Tư vấn lấy lại tiền cọc mua bán đất

NP Tú Trinh

Thông báo rút kinh nghiệm số 18/TB-VC1-V2 con nuôi thực tế

NP Tú Trinh

Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế?

NP Tú Trinh

Cháu ruột có được hưởng di sản thừa kế của bà nội để lại không?

NP Tú Trinh

Tài sản của người bị tuyên bố đã chết được xử lý thế nào?

NP Tú Trinh

Từ ngày 11/01/2021, cho phép bắn pháo hoa trong ngày cưới, sinh nhật

NP Tú Trinh

Con có được thay mẹ bị tâm thần bán đất không?

NP Tú Trinh

Một vài khía cạnh pháp lý từ vụ kiện công ty Lý Hải và bài thơ Gánh mẹ

NP Tú Trinh

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi gây tai nạn giao thông?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More