Kính chào luật sư, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư: Mình tên là Thu Trang. Trang có câu hỏi về Luật đất đai như sau: Trước đây, ông bà Trang ở Nghệ An có 1 miếng đất nhưng thời xưa nên không có bất kỳ giấy tờ nào. Ông bà có tất cả 11 người con (hiện tại còn 4 (1 thiểu năng và 3 ở Bình Dương), mất 7). Con trai trưởng của ông bà cưới dâu về và ở đây tới bây giờ, con trai trưởng đã mất.

Có 3 người con, đi sinh sống tại Bình Dương cho tới bây giờ. Trong quá trình ở đây, dâu của con trai trưởng ở chung miếng đất nhưng khác nhà với 1 người con út bị thiểu năng và đã nhiều lần muốn chiếm đoạt toàn bộ miếng đất. Và người con dâu đã chuyển thông tin đất đai và nhà cửa sang tên của người con dâu có xã chứng và không có bất cứ biên bản nào về sự đồng ý của 3 người con tại Bình Dương. Vì hiện tại, đang đuổi người con thiểu năng đi chỗ khác. Trang xin có các câu hỏi sau nhờ Luật sư tư vấn:

1. Hiện tại, người con dâu có toàn quyền cho miếng đất và nhà cửa đó không?

2. Làm sao để chia đều miếng đất và nhà cửa cho tất cả các người con còn lại?

3. Người con dâu có làm đúng pháp luật không?

4. Quy trình kiện tụng như thế nào?

Cảm ơn các Luật sự rất nhiều!

Người gửi: T.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi:

 

Trả lời:

Kính chào bạn Trang, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn.

1. Hiện tại người con dâu có toàn quyền cho miếng đất và nhà cửa đó không?

Thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi là "người con dâu đã chuyển thông tin đất đai và nhà cửa sang tên của người con dâu có xã chứng", do chỉ có những thông tin sơ sài qua email nên chúng tôi không biết rõ được chính xác tình hình vụ việc của bạn. Tuy nhiên việc sang tên đất đai và nhà cửa không được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, hay nói cách khác là Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ). Trong quá trình xin cấp sổ đỏ, Ủy ban nhân dân xã chỉ có thẩm quyền xác nhận tình trạng đất đai để cá nhân làm thủ tục xin cấp sổ đỏ. Chúng tôi cho rằng, việc chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã trong vụ việc của bạn chỉ là xác nhận về tình trạng đất đai. 

Theo những thông tin bạn cung cấp thì diện tích đất của gia đình bạn không có giấy tờ, tuy nhiên chúng tôi muốn bạn xác nhận rằng diện tích đất của gia đình bạn có được ghi nhận trong sổ địa chính của Ủy ban nhân dân xã hay không? Nếu như diện tích của gia đình bạn có được ghi nhận trong sổ địa chính của Ủy ban nhân dân xã, đất của gia đình bạn chỉ đang ở trong tình trạng chưa có Sổ đỏ, còn quyền sử dụng đất của ông bà bạn. Người con dâu không thể thực hiện việc xin cấp sổ đỏ và đứng tên chị ấy. Trong trường hợp diện tích đất của gia đình bạn không có trong sổ địa chính của Ủy ban nhân dân xã, lại không có giấy tờ, không có Sổ đỏ, điều đó đồng nghĩa với việc ông bà bạn và những người con của ông bà không được thừa nhận quyền sử dụng với diện tích đất. Do đó, khi người con dâu làm thủ tục xin cấp Sổ đỏ không cần phải có sự đồng ý của ông bà bạn hay những người con của ông bà bạn.

Vì vậy, việc ở thời điểm hiện tại, người con dâu có toàn quyền cho miếng đất và nhà cửa đó không còn phụ thuộc vào tình trạng đất của gia đình bạn như phân tích ở trên. 

2. Làm sao để chia đều miếng đất cho tất cả các người con còn lại ?

Nếu muốn chia đều miếng đất cho tất cả các người con còn lại ông bà của bạn phải xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nói trên.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông bà của bạn có thể làm giấy tặng cho bất động sản cho các con của ông bà, trong giấy ghi rõ diện tích đất tặng cho mỗi người con. Lưu ý là khi làm giấy tặng cho bất động sản cho mỗi người con, ông bà bạn phải ghi rõ là tặng cho riêng con của mình hay tặng cho chung vợ chồng con của ông bà, và giấy tặng cho bất động sản phải được công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Người con dâu làm có đúng pháp luật không?

Việc người con dâu làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không trái pháp luật. Ngoài một số việc làm khác của người con dâu như không yêu thương, chăm sóc người em thiểu năng, muốn đuổi người em thiểu năng đi cũng không trái với quy định của pháp luật. Những hành vi này của người con dâu chưa đến mức vi phạm pháp luật, nó chỉ chịu sự điều chỉnh của đạo đức xã hội mà thôi.

4. Quy trình kiện tụng như thế nào?

Nếu như bạn muốn khởi kiện người con dâu việc chiếm đoạt đất thì trước hết bạn phải có chứng cứ chứng minh việc diện tích đất của gia đình bạn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bạn. Nếu như bạn không chứng minh được điều này, Tòa án sẽ không chấp nhận đơn khởi kiện của bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *