Tin Tức Tư vấn Dân sự

Có phải trả nợ nữa không khi chủ nợ đã chết?

Tôi có vay 100 triệu đồng của một người nhưng chưa kịp trả thì người này chết, hai bên có ký giấy vay nợ đầy đủ. Giờ người nhà của người đã chết đòi tôi phải trả tiền nợ cho họ. Cho tôi hỏi là yêu cầu của họ có hợp pháp không? Tôi xin cám ơn.

NPTLAWYER tư vấn cho bạn:

Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền tài sản như sau:

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác

Như vậy, có thể hiểu quyền đòi nợ cũng được xem là một quyền tài sản. Ðối tượng của quyền đòi nợ chính là khoản tiền sẽ được thanh toán vào một thời điểm nhất định. Do vậy, khi một người chết, quyền đòi nợ của họ sẽ trở thành di sản.

Hơn nữa, theo pháp luật thừa kế, khi một người chết thì di sản của họ để lại sẽ được chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nhưng để xác định bạn có nghĩa vụ phải trả nợ cho ai cần xem xét người cho bạn vay (chủ nợ) có để lại di chúc hay không, di chúc đó có hợp pháp hay không.

Trường hợp chủ nợ (người đã chết) để lại di chúc hợp pháp thì bạn có nghĩa vụ trả cho người được chỉ định trong bản di chúc được thụ hưởng số tiền mà bạn đã vay của người đó.Trường hợp chủ nợ (người đã chết) không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì bạn có nghĩa vụ trả cho những người thuộc hàng thừ kế thứ nhất của người chủ nợ (bao gồm vợ/chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi). Nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì bạn phải trả cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai (bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại). Nếu cả hai hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai không còn ai thì bạn phải trả cho những người thuộc hàng thừa kế thứ ba (gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại).Quy định về hàng thừa kế nêu trên được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

NPTLAWYER hy vọng tư vấn trên hữu ích cho bạn!

Trân trọng,

Related posts

Từ 15/04/2020, tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng

NP Tú Trinh

Chỉ chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền nếu thuộc một trong 04 trường hợp

NP Tú Trinh

Công ty chưa phát sinh doanh thu thì có phải làm quyết toán thuế TNCN cho người lao động không?

NP Tú Trinh

Mẫu Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi

NP Tú Trinh

Toàn văn Cáo trạng vụ Mobifone mua AVG

NP Tú Trinh

Nhà thuốc phải báo cơ quan y tế trên địa bàn khi người bệnh bị ho, sốt,

NP Tú Trinh

UBND xã có thẩm quyền thu hồi đất không?

NP Tú Trinh

Trường hợp nào được công nhận hôn nhân thực tế?

NP Tú Trinh

Cách tính diện tích đất nhà ở thương mại được miễn tiền sử dụng đất trong dự án nhà ở xã hội

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More