Thưa luật sư, Cho em hỏi là mình có thể công chứng các giấy tờ tuỳ thân của mình ở nơi tạm trú được không ạ mình có bản chính và liệu có hiệu lực như mình công chứng ở nơi thường trú không ạ?

Trân trọng.

Người gửi: DV Minh

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi: 

Tư vấn thủ tục công chứng, chứng thực tài liệu – Ảnh minh họa

Trả lời:

Nptlawyer.com ; đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Công ty. Về vấn đề của bạn, công ty xin giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Công Chứng số 86/2006/QH113

– Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính

Nội Dung Phân Tích:

Về yêu cầu công chứng của bạn:

Có thể bạn đang có sự nhầm lẫn giữa việc công chứng và chứng thực. Bạn đã có bản chính giấy tờ tùy thân, vì vậy theo yêu cầu của bạn thì được gọi là việc chứng thực. Tuy nhiên, Công ty vẫn sẽ cung cấp cho bạn về hai thủ tục này để bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thêm như sau:

Về việc công chứng:

Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật công chứng về việc công chứng thì:

" Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng."

Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật công chứng về người có thẩm quyền công chứng là công chứng viên như sau:

" Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng."

Về hình thức tổ chức hành nghề công chứng  được quy định tại Điều 23 Luật công chứng như sau:

" Điều 23. Hình thức tổ chức hành nghề công chứng

1. Phòng công chứng.

2. Văn phòng công chứng."

Về phòng công chứng được quy định được quy định tại Điều 24 Luật công chứng như sau:

" 1. Phòng công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Chính phủ quy định chế độ tài chính, con dấu của Phòng công chứng.

3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập."

Về văn phòng công chứng được quy định tại Điều 26 Luật công chứng như sau:

" 1. Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.

Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên.

2. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác. 

Chính phủ quy định con dấu của Văn phòng công chứng.

3. Tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc."

Như vậy, việc công chứng giấy tờ tùy thân được thực hiện tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng được thành lập theo đúng quy định của pháp luật nhằm xác nhận tính xác thực giấy tờ tùy thân của bạn bằng văn bản. 

Về việc chứng thực:

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 về việc chứng thực thì:

"  "Chứng thực bản sao từ bản chính" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính "

Khoản 2, khoản 4, Điều 5 nghị định này( được sửa đổi, bổ sung tại nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 ) quy định về thẩm quyền, trách nhiệm chứng thực trong trường hợp của bạn như sau:

" 2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực "

Về giá trị pháp lý của bản chứng thực trong trường hợp này  được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 79/2007/NĐ-CP như sau:

" 1. Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch."

Như vậy, nếu thủ tục bạn đang yêu cầu là chứng thực thì bạn có thể thực hiện tại nơi bạn tạm trú.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *