Chào Diễn Đàn Luật;. Tôi sống và làm ở Hồ Chí Minh. Vợ tôi đã nhập hộ khẩu với tôi . Vì mâu thuẫn gia đình 2 bên không thể sống chung với nhau được. Vợ tôi bỏ nhà đi mang theo con trai 1 tuổi, hiện đang ở trọ. Hai vợ chồng cùng làm chung công ty. Lương tôi cao hơn vợ tôi.

Bên ngoại vợ tôi cũng không khá giả. Tôi muốn ly hôn thuận tình giành quyền nuôi con. Tôi muốn chứng minh về điều kiện nuôi con tốt hơn, vậy phải làm sao ? Rất mong luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 

2. Luật sư tư vấn:

1. Bạn muốn ly hôn thuận tình, do đó cả hai vợ chồng bạn đều đồng thuận về vấn đề ly hôn. Trường hợp này, bạn có thể nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi bạn hoặc vợ bạn cư trú, làm việc.

Hồ sơ xin ly hôn thuận tình gồm có:

– Đơn xin ly hôn thuận tình

– CMND, sổ hộ khẩu photo của cả hai vợ chồng

– Giấy đăng ký kết hôn bản chính

– Giấy khai sinh của con bản sao

2. Giành quyền nuôi con

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vì vậy, bạn có thể thỏa thuận với vợ bạn về vấn đề nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì quyền nuôi con được tòa phân định theo luật, khi đó vợ bạn là người trực tiếp nuôi con nếu không có thay đổi gì khác.

Những điều cần lưu ý: 

Tham khảo bài viết liên quan:

Ly hôn thuận tình có cần ra phường xác nhận không ? 

Mẫu đơn thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn ?  

Ly hôn và việc phân định quyền nuôi con ? 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *