Xin chào Luật sư! Em có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Trước khi đến với nhau em đã có trước 1 đứa cháu hiện giờ 5 tuổi. Sau này em có sinh thêm 1 cháu giờ cháu được 29 tháng tuồi. Do hoàn cảnh không hợp nhau nữa nên đã chia tay

Hôm đó cháu đi học bố cháu có xin phép em để đưa cháu đi chơi lát chở về nhưng rồi anh ấy dẫn cháu về quê nội luôn, khi đi có mang theo giấy khai sinh của cháu. Giờ em muốn dành quyền nuôi con em phải làm sao? Em chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi:

Trả lời

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới Nptlawyer.com ; chúng tôi. Với những thông tin ma bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hinh sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009

Luật thi hành án dân sự 2008

Nội dung tư vấn

Theo như bạn trình bày thì chúng tôi hiểu rằng hiện nay bạn và chồng đã ly hôn và quyền nuôi dưỡng con thuộc về bạn. 

Hiện nay, vấn đề người không được Tòa án trao quyền nuôi con sau ly hôn thực hiện hành vi bắt đứa trẻ ở với mình ngày càng nhiều. Vậy đứng trước vấn đề này, người được Toán án trao quyền nuôi con cần phải làm gì? Trường hợp này, nếu anh ta cố tình không đưa đứa bé về với bạn thì bạn làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến cơ quan thì hành án cấp huyện. Đơn yêu cầu thi hành bao gồm các nội dung: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; Nội dung yêu cầu thi hành án; Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. 

Sau khi đơn yêu cầu thi hành án được chấp nhận và cơ quan thi hành án gửi quyết định thi hành án đến chồng cũ của bạn thì anh ta có thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Nếu hết thời hạn 15 ngày mà anh ấy vẫn không đưa con về với bạn thì cơ quan thì hành án tổ chức việc cưỡng chế thi hành án theo quy định sau:

Điều 46. Cưỡng chế thi hành án

"1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định"

Nếu cơ quan thi hành án đã thực hiện các biện phá cưỡng chế cần thiết mà vẫn không có kết quả thì bạn thực hiện việc trình báo cơ quan công án khởi tố anh ta về tội không chấp hành án theo quy định tại Điều 304 Bộ luật hhinhf sự. Theo đó, mức cao nhất của hung hình phạt đối với tội này là lên tới ba năm tù

Điều 304. Tội không chấp hành án

"Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hôn nhân. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *