Kính chào Nptlawyer.com ; Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Công ty của chúng tôi được Nhà nước cho thuê đất với diện tích khá lớn, một số diện tích chưa sử dụng đến nên đã liên kết với nhiều hộ dân trong khu vực để trồng cây lâu năm.

Sau 6 năm tiến hành dự án liên kết đấy, công ty rà soát lại toàn bộ các hợp đồng liên kết của các hộ dân, thì phát hiện 04 hộ dân đang sử dụng đất do công ty thuê của Nhà nước nhưng không có hợp đồng. Từ 06 năm nay 04 hộ dân đó vẫn nộp sản lượng như các hộ dân thuê khoán khác. Bây giờ công ty muốn thu hôi lại diện tích đất mà 04 hộ trên đang sử dụng thì họ yêu cầu bồi thường quá cao, không đạt được thỏa thuận trong thương lượng. Vậy tôi xin hỏi như vậy trường hợp của công ty tôi và 04 hộ dân trên đã được xem như có hợp đồng hay chưa? Bây giờ muốn thu hồi lại đất thì công ty tôi phải bồi thường hợp đồng hay chỉ cần hỗ trợ?

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư                                         

Người gửi: Hạnh Dương

>> Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số: 

Tư vấn thủ tục thu hồi đất nhà nước cho công ty thuê 

Trả lời:

1.Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội;

– Luật Đất đai của Quốc hội, số 45/2013/QH13.

2.Nội dung trả lời

Căn cứ Điều 168 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Như vậy theo quy định của pháp luật thì hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất cần được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.Do bạn không nêu rõ trường hợp của mình nên:

TH1: Hợp đồng cho thuê lại đảm bảo về mặt hình thức theo quy định thì công ty bạn phải thực hiện nội dung trong hợp đồng

TH2: Hợp đồng cho thuê lại không đảm bảo về mặt hình thức:

Căn cứ Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.”

Căn cứ khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.”

Căn cứ Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

Như vậy nếu hợp đồng không đảm bảo về mặt hình thức thì theo quy định công ty làm đơn yêu cầu tòa án buộc các bên thực hiện về hình thức theo quy định trong thờ hạn nhất định. Nêu quá thời hạn này  hai bên không tiến hành việc thay đổi hình thức thì hợp đồng trên vô hiệu và các bên có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;

———————————————————–

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai ;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất ;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai ;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *