Kính chào luật sư! Mong luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau : Ông nội tôi có 3 người con: 1 con trai và 2 con gái. Ông tôi có một mảnh đất chưa có sổ đỏ , khi ông nội tôi mất ông không để lại di chúc.Gần đây , ba tôi họp gia đình để làm sổ đỏ và phân chia mảnh đất, nhưng trước khi họp do say xỉn ba tôi đã viết 1 tờ giấy nhường lại đất đai cho cô tôi . Hiện tại bố và các cô tôi chưa thỏa thuận được việc chia đất và chưa kí tên làm sổ đỏ .

Nay mọi người chịu kí tên để làm sổ đỏ thì tờ giấy ba tôi ghi cho cô tôi có tác dụng không ? và gìơ tôi đứng tên sổ đỏ có được không ?

Kính mong luật sư tư vấn dùm!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai  của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến , gọi:   .

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 200 5

Luật đất đai 2013

2. Nội dung tư vấn: 

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

"Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản".

Điều 467. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Ông bạn mất mà không để lại di chúc , thì phần đất thuộc sở hữu của ông bạn sẽ được chia theo  pháp luật , tức đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất ( 3 người con của ông ). Tức bố bạn chỉ được thừa kế 1/3 mảnh đất , mặt khác , hợp đòng tặng cho bất động sản giũa bố bạn và cô bạn chưa được công chứng theo điều 467 .  Vì vậy , giấy chuyển nhượng quyền sử dụng của cả mảnh  đất  giũa cô bạn và bố bạn là không có giá trị pháp lí .

Về việc bạn có được đứng tên trên sổ đỏ hay không , Theo khoản 2 điều 98 Luật Đất đai 2013:
 
 Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Theo như điều này thì bạn không được sở hữu mảnh đất và không được đứng tên trong sổ đỏ .

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng !

Bộ phận luật sư đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kính chào Nptlawyer.com ;. Ngày 24/11/1993, gia đình tôi đã nhận được đơn mời của UBND Xã tại Tỉnh Lâm Đồng đến xã để hòa giải theo 1 đơn khiếu nại của một thành viên trong đại gia đình.

 Buổi hòa giải không thành vì sự vô lý của nguyên đơn. Năm 1976 ngôi nhà gỗ được dựng trên lô đất đó do Ba Tôi làm chủ nhà, sống trong ngôi nhà đó => Tất cả có 6 thành viên trong ngôi nhà gỗ nhỏ. (Con ruột của Ông Nội Tôi với 2 vợ hợp pháp – > vợ này chết, cưới vợ khác ). Năm 1978 Ba Tôi cưới vợ, sống chung trong ngôi nhà đó. và nuôi các em ăn học. (Ba Tôi là con trưởng). Cũng năm 1978 Ông Nội tôi tái giá và sống cùng với vợ thứ 3 ( hợp pháp ) trên 1 lô đất khác.  Năm 1988 Ông Nội tôi qua đời, trước đó ông đã di ngôn cho Cháu Đích Tôn thửa đất này và nhà này làm nhà Tổ, ( có đất hương hỏa riêng ) và cô nào không lập gia đình thì ở trong ngôi nhà gỗ đó cho đến chết.  Thửa đất này Mẹ Tôi đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ hợp pháp từ năm 1995 (Do em trai tôi – Cháu đích tôn mới 5T). Vào tháng 10/2015 gia đình Tôi đào đất để trồng tiêu, nhằm có thêm thu nhập. Và đã bị dòng họ làm đơn khiếu nại và đòi đồng sở hữu. Hiện nay dòng thừa kế thứ 1 bao gồm 11 người,( Bà vợ thư 3 và 10 đứa con của Ba bà vợ) làm đơn đòi đồng sở hữu lô đất này… 10 người con trong đó có ba Tôi. Xin được sự tư vấn của Luật sư.

Tôi xin chân thành cảm ơn!.

Bài viết được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật  dân sự, gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Nptlawyer.com ;, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2005

Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2005, Điều 635 về Người thừa kế có quy định:

"Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế".

Nếu tại thời điểm Ông nội bạn mất năm 1988 mà em trai bạn chưa ra đời hoặc chưa được hình thành thai thì em trai bạn không phải là người thừa kế theo di chúc Ông nội bạn để lại, thêm nữa di chúc của ông nội bạn sẽ không có hiệu lực. Vì theo như thông tin bạn cung cấp mẹ bạn được cấp giấy CNQSD đất năm 1995 khi em trai bạn được 5 tuổi tức là em bạn sinh năm 1990 và sau 2 năm so với thời điểm ông nội bạn mất.

Về hình thức của di chúc, Ông nội bạn mất khi không có di chúc bằng văn bản mà chỉ dùng di ngôn, tức là di chúc miệng, Điều 651 và Khoản 5 Điều 652 quy định về di chúc miệng và tính hợp pháp của di chúc miệng.

Điều 651. Di chúc miệng   

1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Điều 652. Di chúc hợp pháp  

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.  

Theo đó, hàng thừa kế theo pháp luật hàng 1 bao gồm những người như bạn đã kể trên sẽ được nhận phần thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ Luật Dân sự 2005. Những người thuộc hàng thừa kế này đều có quyền hưởng phần tài sản bằng nhau mà Ông nội bạn đã để lại.

Ðiều 645 Bộ luật Dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 3 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.

Tính từ năm 1988- năm ông nội bạn mất đến nay là năm 2015 thì đã là 27 năm, tức là hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nếu những người thừa kế theo pháp luật muốn khởi kiện để chia tài sản. Thêm nữa, việc mẹ bạn được cấp giấy CNQSD đất hợp pháp thì những người bao gồm: các bà, bố, các bác các cô.. của bạn không có quyền đòi đồng sở hữu mảnh đất.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *