Đảm bảo điều kiện về kinh tế là một trong những yếu tố cơ bản để đảm bảo đời sống gia đình hạnh phúc lâu dài. Vợ chồng chung sống với nhau thì thường sẽ có tài sản chung, tài sản riêng. Như vậy, xác định tài sản chung hay riêng của vợ chồng để biết ai là người có quyền quyết định đối với tài sản là rất cần thiếtbởi:

–        Đảm bảo quyền sở hữu của vợ và/hoặc chồng, nghĩa là biết mình có toàn quyền định đoạt hay không đối với tài sản đó, có cần phải có sự quyết định của người kia hay không;

–        Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người thứ ba khi người đó có giao dịch với vợ và/hoặc chồng, nghĩa là để xác định xem loại giao dịch này có cần phải có cả hai vợ chồng ký tên hay không hay tài sản của người nào thì người đó quyết định;

Bài viết sau đây nhằm mục tiêu cung cấp cho đọc giả có cái nhìn chung, cơ bản về chế định tài sản chung/riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015).

Nguyên tắc cơ bản, chung nhất khi xác lập về tài sản giữa vợ chồng

Đó là: “Bình đẳng, không phân biệt là người đi làm có lương, kinh doanh có thu nhập hay người ở nhà chăm sóc gia đình, làm nội trợ hoặc tự lao động không xác định được thu nhập.[1]

Các gia đình đang có sự phân công trách nhiệm giữa vợ và chồng là người đi làm kiếm tiền – người ở nhà chăm sóc gia đình đều phải ghi nhớ nguyên tắc này. Lý do cần phải ghi nhớ nguyên tắc này vì người đi làm kiếm tiền có xu hướng cho rằng mình là trụ cột gia đình, lao động cực khổ, coi nhẹ công sức của người kia, nên khi định đoạt tài sản chung hoặc ly hôn, họ luôn nghĩ họ là người có toàn quyền định đoạt hoặc đòi chia tài sản thì muốn dành phần nhiều hay tất cả về mình. Đây là suy nghĩ thiếu công bằng, không phù hợp với sự tiến bộ của xã hội và không phù hợp với quy định của pháp luật nên cần phải thay đổi.

Để xác định tài sản chung và riêng giữa vợ chồng, tác giả đưa ra một nguyên tắc đơn giản sau:

“Cái gì không phải là tài sản riêng thì đó chính là tài sản chung, mà đã là tài sản riêng thì người đó có toàn quyền quyết định nhưng phải loại ra một số trường hợp nếu đó là nguồn sống duy nhất, nơi ở duy nhất.”

Tài sản riêng bao gồm[2]:

–        Tài sản của riêng vợ và/hoặc chồng trước khi kết hôn;

–        Tài sản được tặng cho riêng vợhoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân;

–        Trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mới phát sinh từ tài sản riêng thì tài sản mới vẫn là riêng;

–        Trong thời kỳ hôn nhân, nếu hai bên thỏa thuận chia tài sản chung thì hoa lợi, lợi tức và tài sản mới được phân chia cho mỗi người thì tất nhiên thuộc sở hữu riêng của người đó. Đối với trường hợp này, vợ chồng được quyền thỏa thuận khác. Lưu ý, việc chia chỉ có hiệu lực khi nó được thực hiện bằng văn bản, có công chứng.

–        Tài sản riêng của ai thì người đó phải chứng minh (ví dụ: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, cà vẹt xe…)vì nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng thì mặc nhiên nó trở thành tài sản chung. Lưu ý là người chủ sở hữu tài sản riêng này chưa thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Quyền của vợ và/hoặc chồng là chủ sở hữu tài sản riêng[3]:

–        Đối với tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của ai thì người đó quyết định. Tuy nhiên, loại tài sản riêng nào mà hoa lợi lợi tức của nó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì phải được cả vợ và chồng đồng ý mới được phép chuyển nhượng.

–        Đối với nhà ở là tài sản riêng nhưng lại là nơi ở duy nhất của vợ và chồng thì khi làm hợp đồng giao dịch chỉ cần chỉ ký của bên đó, chủ sở hữu, nhưng người đó phải chứng minh được là hai vợ chồng đã có chỗ ở khác.

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng[4]

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Đây là một trong những điểm mới của luật Hôn nhân gia đình 2014 so với luật Hôn nhân gia đình năm 2000. Quy định này sẽ làm giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau khi ly hôn của các cặp vợ chồng như tình trạng hiện nay.

Một số loại tài sản chung nhưng ai đang chiếm hữu lại có toàn quyền quyết định bao gồm[5]:

–        Đối với tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì ai đứng tên, người đó có quyền chuyển nhượng.

–        Đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu hình thành trong thời kỳ hôn nhân (ví dụ: laptop, điện thoại, tivi, tủ lạnh, ,…) thì ai đang chiếm hữu, người đó có quyền chuyển nhượng.

Tài sản chung bao gồm tất cả những tài sản nào được tạo lập bởi vợ và/hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân[6], cụ thể:

–        Hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ và/hoặc chồng,

–        Tài sản riêng của vợ và/hoặc chồng mà họ không có cơ sở nào để chứng minh đó là tài sản riêng,

–        Tài sản riêng của vợ và/hoặc chồng mà họ đã thỏa thuận nhập vào tài sản chung. Loại tài sản riêng nào phải đăng ký quyền sở hữu như nhà, đất, xe thì phải làm thành văn bản có công chứng;

–        Tài sản được người khác tặng cho chung vợ chồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *