Tư vấn Hôn nhân Gia đình

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như thế nào?

Thưa luật sư! Tôi và chồng tôi sắp ly hôn, tôi có 1 con trai 17 tháng tuổi, hiện tôi đang nuôi dưỡng, ra tòa hòa giải 2 lần nhưng chồng tôi nhất định không trợ cấp nuôi con, anh nói nếu để anh nuôi con thì anh không cần tôi trợ cấp, còn tôi nuôi con anh sẽ không trợ cấp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi:

1/ Nếu tôi nuôi con mà chồng tôi không chịu trợ cấp thì pháp luật có xử lý chồng tôi không? Vì một mình tôi không có khả năng nuôi con.

2/ Tôi giao con cho anh nuôi theo yêu cầu của anh có được không?

Xin cảm ơn Luật sư. Mong nhận được câu trả lời sớm từ luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đình của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 

2. Luật sư tư vấn:

1. Trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn:

– Tại khoản 24, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định

"24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này."

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 58, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

"Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này".

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Theo đó, việc xác định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết." 

Do đó, trước hết, chồng bạn và chồng nên thỏa thuận mức cấp dưỡng cho con, dựa vào thu nhập, khả năng thực tế của chồng bạn và nhu cầu thiết yếu của con. Nếu bạn và chồng bạn không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc xác định mức cấp dưỡng cụ thể do Tòa án xác định, dựa vào những căn cứ nêu trên.

2. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Trong trường hợp của bạn, con bạn hiện mới 17 tháng tuổi thì về nguyên tắc sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi  trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Vì vậy, nếu vợ chồng bạn có thỏa thuận về việc giao cho chồng bạn nuôi thì Tòa án sẽ ra Quyết định giao con cho chồng bạn trực tiếp nuôi dựa trên cơ sở thảo thuận của vợ chồng bạn. 

Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn ?

Tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn ?

Tư vấn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Pháp luật Hôn nhân và gia đình.

Related posts

Hồ sơ xin ly hôn thuận tình nộp tại đâu ?

NP Tú Trinh

Hành vi bạo lực gia đình ?

NP Tú Trinh

Thủ tục điều kiện kết hôn tại nước ngoài

NP Tú Trinh

Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

NP Tú Trinh

Thay đổi người nuôi con sau ly hôn như thế nào ?

NP Tú Trinh

Chia tài sản khi sống chung với gia đình chồng ?

NP Tú Trinh

Sau ngày 3/1/1987 thì hôn nhân thực tế có được pháp luật bảo vệ không?

NP Tú Trinh

Giành quyền nuôi con và phân chia tài sản khi ly hôn ?

NP Tú Trinh

Quyền nuôi con 6 tháng tuổi khi cha mẹ ly hôn ?

NP Tú Trinh

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More