Thưa Luật sư, nhà tôi ở trong một ngõ hẹp, theo thống nhất giữa các gia đình từ những năm 1990 có mặt của đại điện Tòa án nhân dân cấp quận, để một lối đi chung rộng 1,25m. Thời gian về sau, một số gia đình trong ngõ tự động xây dựng không phép đã lấn chiếm chiều rộng ngõ hiện chỉ còn có chỗ khoảng 90cm.

Thời gian gần đây có một hộ gia đình ở giữa ngõ thường xuyên để xe máy trước cửa, dọc đường ngõ làm các gia đình phía trong ngõ không đi lại được. Chúng tôi đã nhiều lần góp ý nhưng hộ gia đình này không tiếp thu ý kiến. Tôi đã ra trình báo với Công an phường giải quyết nhưng được trả lời là về gọi gia đình có xe máy ra cất xe máy để lấy lối đi. Tuy nhiên, gia đình có xe máy trên đã không bao giờ tiếp thu ý kiến của chúng tôi và vẫn ngang nhiên để xe máy chắn lối đi suốt ngày đêm để cản trở đi lại. Vậy xin luật sư cho biết nên giải quyết thế nào ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư. 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài :

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2005 

Luật đất đai 2013 

Nội dung phân tích

Theo quy định tại Khoản 1 điều 265 Bộ luật dân sự, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, nhà bạn hoàn toàn được có lối đi. Trường hợp bạn đã làm tất cả những gì có thể mà người hàng xóm vẫn làm khó dễ thì bạn nên làm đơn yêu cầu UBND xã, phường can thiệp, hoặc lên Công an xã, phường nếu hộ kia gây rối trật tự. Trường hợp gia đình bạn không thỏa mãn với giải quyết đó, bạn có thể gửi đơn lên UBND quận, huyện nơi bạn sinh sống.

Nhưng để giữ tình làng nghĩa xóm tốt hơn hết là bạn nên thương lượng với gia đình kia, và nhờ UBND cấp xã trung gian, lập biên bản hòa giải, đôi bên cùng ký. Để việc tranh chấp được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, hai hộ tranh chấp phải chủ động gặp gỡ để tự hòa giải, nếu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải cơ sở để giải quyết.

Trong trường hợp việc hòa giải không có kết quả thì bạn có thể khởi kiện gia đình kia theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định đối với việc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, thì được giải quyết như sau: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *