Chào Nptlawyer.com ;. Tôi lập gia đình năm 2008, đến cuối năm 2009 có với nhau 01 cháu trai, sau thời gian chung sống chúng tôi đã không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân với nhiều nguyên nhân khác nhau và ly thân từ năm 2011. Đầu năm 2014 chúng tôi ly hôn, hai bên thỏa thuận cháu sẽ ở với mẹ.

Năm 2015 tôi lập gia đình mới, nhưng xét thấy gia đình vợ cũ của tôi không có nhiều điều kiện chăm lo cho con tôi và cô ấy không có việc làm ổn định, bố mẹ cô ấy lại già yếu chỉ ở nhà nên tôi muốn được thay đổi quyền nuôi con. Vậy tôi cần những thủ tục gì ? Và phải làm như thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;

 

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014 

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 

Luật số 65/2011/QH12  sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11

 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP  ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự

2. Nội dung phân tích:

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ."

Dựa vào quy định trên, bạn có thể viết đơn yêu cầu gửi đến tòa án để thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, khi yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, bạn cần có một trong những yêu cầu sau:

-Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

-> Với những thônng tin bạn cung cấp hiện nay vợ cũ của bạn không còn đủ điều kiện để nuôi cháu có căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trong trường hợp bạn có yêu cầu Tòa án giải quyết thì vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011. Cụ thể:

“Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án…

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.”

Để yêu cầu tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con, bạn cần nộp đơn nêu rõ nhu cầu muốn giành quyền nuôi con với các lý do chứng minh người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con.

Mẫu đơn khởi kiện, bạn làm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện gồm:

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ;

– Các giấy tờ chứng minh về nhân thân người khởi kiện, người bị kiện (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy tờ xác nhận nơi cư trú…)

– Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc ly hôn;

– Giấy khai sinh của con;

– Bản kê các tài  liệu nộp kèm đơn khởi kiện (có ghi rõ số lượng bản gốc, bản sao).

Tham khảo bài viết liên quan:

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ? 

Tư vấn thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con ? 

Thủ tục yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn? 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật hôn nhân và gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *