Chào anh chị Luật sư! tôi muốn xin được hỏi về việc cầm cố nhà đất, xin vui lòng cho tôi biết phải làm như thế nào? Tôi có 1 người bạn, chị ta có hai quốc tịch 1 Việt Nam và 1 Đài Loan, chị ta hiện còn hôn ước với chồng và sống ở Đài Loan.

Vì cần tiền nên đã đem mảnh đất của chị ta đang đứng tên ở Việt Nam cầm cho tôi. Nhưng chị ta không tiện về Việt Nam để ra công chứng ký thủ tục cầm cố nhà đất, chị yêu cầu tôi ra phòng đại sứ quán Việt Nam ở Đài Bắc để ký công chứng, xin hỏi nếu ra phòng đại sứ quán Việt Nam ở Đài Bắc ký như vậy có hiệu quả hay không? Nếu phòng đại sứ quán chịu chứng nhận có người thật việt thật, bộ hồ sơ này đem về Việt Nam đem đến bộ nhà đất thuộc đơn vị của tỉnh này để ký chứng nhận phần tài sản đã bị cầm cố thì có được coi là hợp pháp hay không? Xin nhờ anh chị giải đáp và hướng dẫn dùm, làm thế nào để được hợp pháp khi chị ta không thể về Việt Nam để ký thủ tục, mà chỉ có thể ký ở Đài Loan?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều, tôi rất mông sự giải đáp của anh chị!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật Đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng Nptlawyer.com ;! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2005

Nội dung tư vấn

-Theo bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

Điều 326. Cầm cố tài sản  

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 327. Hình thức cầm cố tài sản  

Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Điều 328. Hiệu lực của cầm cố tài sản  

Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

– Theo nghị định số 83/2010/NĐ-CP Của chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm :

Điều 12. Đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Các trường hợp phải đăng ký bao gồm:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;

d) Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;

đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

2. Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.  

3. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

 

Điều 11. Từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Không thuộc thẩm quyền đăng ký;

b) Hồ sơ đăng ký không hợp lệ;

c) Người yêu cầu đăng ký không nộp lệ phí đăng ký hoặc không thanh toán lệ phí đúng thời hạn;

d) Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;

đ) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký;

e) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không đúng sự thật hoặc có giấy tờ giả mạo.

2. Trong trường hợp từ chối đăng ký thì cơ quan đăng ký phải lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

3. Quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

 
1.- Trường hợp của bạn nếu việc đăng ký công chứng về giao dịch bảo đảm tại phòng đại sứ quán Việt Nam ở Đài bắc có hiệu quả khi không thuộc trường hợp quy định tại điều 11 của nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm.
 
2. -Khi bạn được phòng đại sư quán của Việt Nam đồng ý cho đăng ký giao dịch bảo đảm khi bạn mang những giấy tờ trên về Việt Nam để ký chứng nhận phần tài sản đã bị cầm cố hoàn toàn hợp pháp theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: npttrinhlaw@gmail.com  hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;!

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP  LUẬT DÂN SỰ.

 

 

 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *