Thưa Quý Công ty! Sau khi Tòa án đã phân chia quyền sứ dụng đất cho bên nguyên và bên bị trong bản án, mặc dù đất vẫn còn thừa đủ để cắt trả bên nguyên (đất không có các công trình xây dựng ) nhưng Tòa án không cắt đủ và buộc bên bị trả bằng tiền mặt số m2 đất còn thiếu. Và bên bị phải nhận phần đất còn lại có hình dạng không họp lý (chữ U) chứ không vuông vắn như bên nguyên (bản án sơ thẩm).

Vụ án đã được xử qua cấp phúc thẩm tại tòa án tỉnh, nhưng việc phân chia vẫn giữ như bản án sơ thẩm. Phía gia đình chỉ không đồng tình với việc phân chia hình dạng đất và việc phải thanh toán QSDĐ còn thiếu.

Xin hỏi:
1: Có thể yêu cầu cắt đủ đất để trả cho bên nguyên thay vì thanh toán bằng tiền mặt không?
2: Có thế yêu cầu phân chia lại để hình dạng đất hợp lý hơn không?
Và nếu 2 yêu cầu này có thể thì phải gửi đơn theo nội dung nào?
Mong sớm nhận được hồi âm của Quý Công ty!
Chân thành cảm ơn!
Người gửi: Hường nguyễn
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;
 

Trả lời:

Chào bạn ! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho bộ phận tư vấn luật của chúng tôi.

Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý :

+ Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 ( sửa đổi, bổ sung 2011)

Nội dung tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp vụ án tranh chấp đã được xét xử ở cấp phúc thẩm tại tòa án nhân dân tỉnh.

 Tại Điều 279 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định về bản án phúc thẩm như sau:

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bản án phúc thẩm gồm có:

a) Phần mở đầu;

b) Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định;

c) Phần quyết định.

3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của Toà án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.

4. Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm; điểm, khoản và điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án.

Trong nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị.

5. Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về việc phải chịu án phí sơ thẩm, phúc thẩm.

6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Như vậy, đối với bản án phúc thẩm thì không thể bị kháng cáo, kháng nghị như bản án sơ thẩm.  Do đó, gia đình bạn mặc dù không đồng ý với quyết định của tòa án thì cũng không có quyền kháng cáo nữa.  Vì vậy, gia đình bạn không thể yêu cầu việc cắt đất trả cho bên nguyên đơn thay vì thanh toán bằng tiền hay là yêu cầu chia lại đất.

Nếu như trong trường hợp gia đình bạn làm đơn khởi kiện lại từ đầu mà nội dung đơn kiện vẫn là nguyên đơn, bị đơn đó, nội dung yêu cầu như cũ thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện đó theo Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự :

1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

a) Thời hiệu khởi kiện đã hết;

b) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;

d) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

đ) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

e) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

2. Khi trả lại đơn khởi kiện, Toà án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.

Vì nội dung đơn khởi kiện đã được giải quyết bằng bán án của tòa phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, hai bên buộc phải thực hiện theo bản án phúc thẩm.

Trân trọng cảm ơn !

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *