Thưa luật sư! Tôi và vợ tôi kết hôn năm 2008 đã ly thân năm 2009 đến nay. Hiện nay tôi muốn xây dựng gia đình mới nhưng chưa ly hôn với vợ cũ . Vậy tôi muốn làm đơn ly hôn đơn phương nhưng thiếu chứng minh nhân dân của vợ cũ. Vậy, nay tôi có thể làm đơn ly hôn đơn phương có được không? Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi : 

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi năm 2011

2. Luật sư tư vấn:

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đơn phương ly hôn như sau:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Do đó, khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, bạn hoàn toàn có thể ly hôn theo yêu cầu một bên. Thủ tục đơn phương ly hôn như sau:

1. Hồ sơ xin ly hôn đơn phương bao gồm:
– Đơn xin ly hôn;
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng
– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
– Bản sao giấy khai sinh của con.

Do đó, chứng minh nhân dân của vợ thì bạn vui lòng liên hệ với công an cấp phường, xã nơi vợ bạn thường trú nhờ nơi đây xác nhận rằng vợ bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
– Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc,trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc,có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.

Tại điểm a, khoản 1, Điêù 33 BLTTDS quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi vợ bạn cư trú.

3. Thời gian giải quyết

Theo  Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng.

>> Như vậy, Với thủ tục đơn phương ly hôn, khi thiếu bản sao chứng minh thư nhân dân của vợ thì bạn vẫn có thể nộp đơn ly hôn đơn phương. Trong đơn xin ly hôn đơn phương, bạn ghi rõ lý do không có chứng minh thư của vợ.

Tham khảo bài viết liên quan:

Ly hôn đơn phương không có chứng minh và hộ khẩu của vợ ?

Thủ tục ly hôn đơn phương khi không có chứng minh thư và sổ hộ khẩucủa chồng ?

Thủ tục ly hôn đơn phương khi vợ giữ toàn bộ giấy tờ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *