Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi là người dân tộc ở xã Huy Tân, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La xin hỏi các luật sư: Năm 2001 theo Chỉ thị 10 của tỉnh Sơn La gia đình tôi được cấp sổ đỏ trong đó có đất nhà ở, do hoàn cảnh năm 2003 vợ chồng tôi dồn vào ở chung với bố mẹ đẻ và vợ chồng tôi đã đi làm ăn xa.

Để có lương thực giải quyết trước mắt bố mẹ tôi đã khai phá nền nhà để cấy lúa, năm 2004 ở địa phương đo đạc cấp đổi sổ đỏ năm 2001 do sơ suất tôi đã không kê khai lại thửa đất nhà ở do đó khi nhận lại sổ đỏ năm 2004 thì thửa đất nhà ở của tôi được ghi thành đất lúa.Nay tôi vẫn chưa được cấp đất nhà ở, tôi xin hỏi gia đình tôi xin được cấp lại thửa đất nhà ở cũ năm 2001 có được không?Nếu được thủ tục phải làm như thế nào?Xin cảm ơn!

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này

Kính thư

Người gửi: Thứ Đinh

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Tư vấn luật đất đai trực tuyến – Ảnh minh họa

Trả lời:

Cơ sở pháp luật:

Luật đất đai 2013;

Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;

Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;

Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Nội dung phân tích:

Do việc cấp sổ đỏ vào năm 2004 là sai sót về thông tin mảnh đất của gia đình. Do vậy, bạn có thể làm thủ tục cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Căn cứ Điều 99 Luật đất đai 2013; Điều 76 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai; và  Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, bạn thực hiện với thủ tục như sau:

– Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:

+  Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận (Mẫu số 10/ĐK);

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

– Số lượng: 1 bộ

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện.

– Thời hạn thực hiện: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cấp đổi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

– Lưu ý: Đối với đơn đề nghị cấp đổi (Mẫu số 10/ĐK) được ban hành kèm theo tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, trước đây gia đình mình đã thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần đất ở này. Nếu như việc chuyển mục đích sử dụng này là tự ý thì gia đình bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 6,7,8,9 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

1. Tự ý chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng:

– Dưới 0,5 héc ta: phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000.

– Từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta: phạt từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 .

– Từ 03 héc ta trở lên: phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng .

2. Tự ý chuyển mục đích sử dụng sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:

– Dưới 0,5 héc ta: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

– Từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta: phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

– Từ 03 héc ta trở lên: phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng .

3. Tự ý chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp:

– Dưới 0,5 héc ta: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng .

– Từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta: phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng .

– Từ 03 héc ta trở lên: phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng .

4. Tự ý chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác:

– Dưới 05 héc ta: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng .

– Từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta: phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

– Từ 10 héc ta trở lên: phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

5. Tự ý chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp:

– Dưới 05 héc ta: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

– Từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta: phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

– Từ 10 héc ta trở lên: phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm:

– Dưới 0,5 héc ta: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

– Từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta: phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

– Từ 03 héc ta trở lên: phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

7. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp:

– Dưới 0,5 héc ta: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

– Từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

– Từ 03 héc ta trở lên phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

8. Tự ý chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 1 (Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới 60.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp, dưới 300.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp).

9. Tự ý chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 1.

– Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 2.

– Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 3.

– Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thuộc mức 4.

 Trân trọng cám ơn!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

———————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *