Kính chào Nptlawyer.com ;.Tôi tên Q hiện đang cư ngụ tại Pháp & đang mang quốc tịch Anh. Năm 1983 khi tôi cùng gia đình sang Pháp tôi có làm giấy hôn thú & kết hôn với người yêu ở Việt Nam, sau khi sang Pháp tôi có bảo lãnh cô ta & cô người yêu được chính phủ Pháp chấp nhận nhập cảnh, nhưng vì bất đồng tôn giáo nên cha mẹ cô ta không chấp nhận cho cô ta đi.

Cách đây 3 năm toi có về Việt Nam xin lỵ dị & xử vắng mặt vì công việc, nay tôi có tìm hiểu & quen với người con gái Việt Nam tính đi đến hôn nhân nhưng khi nhìn lại hồ sơ lỵ dị mà toà án thành phố Hồ chí Minh cấp cách đây 3 năm vì mừng & sơ ý không đọc kỷ giờ mới phát giác đã đánh sai về phần quốc tịch, hiện tại tôi quốc tịch Pháp (passport & giấy chứng nhận công an khi thời gian tôi lưu trú tại Việt Nam co ghi ro Quốc tích Pháp khi nộp cho tòa án thành phố) nhưng trong bản án ly dị thì đánh quốc tịch Việt Nam, xin luật sư tư vấn giúp nếu người bạn gái mà tôi đi đến kết hôn nhưng vì bản án sai nên không thể kết hôn lở mang thai, không muốn con tôi không có tên cha và không muốn người vợ tương lai mang tiếng, tôi phải nên làm sao? 1/ Tôi có thể làm đám hỏi trước gia đình. 2/Tôi có thể làm đám cưới trước hay không ? rồi làm giấy hôn thú sau khi bản án ly dị được chỉnh sửa Một trong 2 trường hợp trên tôi có được hợp pháp đứng tên cha nếu người vợ tương lai tôi có thai & sanh cháu ra không? Mong luật sư tư vấn.

Thành thật cảm ơn.

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật  hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sa

Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung phận tích:

Về thắc mắc thứ nhất của bạn đó là có thể tổ chức đám hỏi, đám cưới trước sau đó đi đăng ký kết hôn sau khi bản án ly hôn được chỉnh sửa?

Căn cứ theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, pháp luật không quy định buộc bạn phải đăng ký kết hôn trước sau đó mới được tổ chức đám cưới, do vậy bạn hoàn toàn có thể tổ chức đám hỏi, đám cưới trước sau đó mới đăng ký kết hôn sau khi bản ản ly hôn được chỉnh sửa. Và trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của hai bạn sẽ được xác lập kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Về thắc mắc thứ hai, bạn có được hợp pháp đứng tên cha khi vợ tương lai sinh con ra mà chưa đăng lý kết hôn hay không?

Căn cứ theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

"Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."

Như vậy căn cứ vào khoản 1 Điều 88 quy định rằng con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng, như vậy khi con của bạn sinh ra mà hai bạn chưa đăng ký kết hôn thì khi đi làm thủ tục khai sinh cho con bạn sẽ được đứng tên cha của đứa trẻ khi bạn làm thủ tục nhận con. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư hôn nhân và gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *