Thưa luật sư, Em muốn hỏi: Vào năm 1983 cha mẹ em sống chung với nhau có 2 người con trai nhưng không có đăng ký kết hôn, đến năm 1993 thì cha mẹ em có 1 số mâu thuẫn gia đình, mẹ em bồng 2 anh em về bên ngoại sinh sống thì sau khi mẹ về bên ngoài thì cha em có bán phần đất cho bác Tám (là anh ruột của cha).

Đất đó là do ông bà nội để lại vì cha em là con Út trong gia đình, đất đã sang tên cho cha em đứng tên (là Hộ gia đình) sau khi ông bà nội mất, nay phần đất đó đã làm sang tên bác Tám của em. Nhưng trong thời điểm bán đất cha em không có hỏi ý kiến của mẹ và 2 anh em của em, vậy thì phần đất đó cha em bán vậy có đúng thủ tục chuyển nhượng đất hay không? Nay em muốn khiếu nại để đòi quyền lợi của 2 anh em của em về phần đất  trên có được không?

Kính mong Luật sư tư vấn cho em.

>>  Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số: 

Tư vấn thủ tục bán đất đai trực tuyến – Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

– Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH

Nội dung tư vấn:

Điểm a khoản 3 nghị quyết số 35/2000 quy định: '' Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng kí kết hôn thì được khuyến khích đăng kí kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu li hôn thì được Tòa án thụ lí giải quyết theo quy định về li hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000". Như vậy có thể hiểu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước 3/1/1987 mà chưa hoặc khong đăng kí kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp, việc đăng kí kết hôn chỉ là việc pháp luật khuyến khích họ làm còn nếu không làm thì cũng không sao. Do đó, bố mẹ bạn chung sống với nhau từ năm 1983 nhưng không đăng kí kết hôn thì vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp. 

Khoản 1 điều 34 luật hôn nhân và gia đình 2014 " Trong trường hợp mà pháp luật quy định sở hữu chung của vợ chồng phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác."  Bạn có nói rằng đất do ông bà bạn để lại, đất đã sang tên cho bố bạn đứng tên (hộ gia đình), tôi hiểu rằng mảnh đất này là tài sản ông bà để lại cho cả gia đình bạn gồm: bố, mẹ và anh em bạn nhưng khi đăng kí quyền sở hữu thì chỉ đứng tên bố bạn. Mặc dù đất đứng tên bố bạn nhưng nếu bố bạn không có căn cứ chứng minh mảnh đất đó ông bà chỉ để lại cho bố bạn có nghĩa không có căn cứ chứng minh mảnh đất đó là của riêng bố bạn thì theo quy định tại khoản 3 điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2014 mảnh đất đó được coi là tài sản chung của bố mẹ bạn. Vì vậy, việc bố bạn sang tên phần đất cho bác Tám mà không hỏi ý kiến của mẹ bạn là trái quy định của pháp luật. Để đòi quyền lợi cho mình bạn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất đó yêu cầu giải quyết theo quy định tại điều 35 bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 bạn nhé.

Trân trọng,

Bộ phận tư vấn luật đất đai

————————————-

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai ;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất ;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai ;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *