Xuất phát từ thực tiễn khách quan việc giải quyết khiếu nại của công dân, thành lập Toà hành chính là yêu cầu cấp thiết trong tình hình nước ta hiện nay nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước trước nhân dân. Thiết lập cơ quan tài phán hành chính là nội dung quan trọng để đổi mới tổ chức, hoạt động và nâng cao hiệu lực của bộ mày nhà nước.

Trong quá trình nghiên cứu để xây dựng Toà án hành chính ở nước ta, việc xác định thẩm quyền của Toà án hành chính là vấn đề cự kỳ quan trọng và phức tạp. Quy định thẩm quyền nhằm đảm bảo cho Toà án hành chính hoạt động có hiệu lức, hiệu quả, độc lập khách quan, song phải phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ mày nhà nước, đặc điểm thực tế nền hành chính;  truyền thống bộ máy nhà nước, đặc điểm thực tế nền hành chính; truyền thống pháp lý của ta, đồng thời đamr bảo tính đặc thù trong hoạt động xét xử hành chính.

Việc xác định thẩm quyền của Toà án hành chính cũng phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức, vị trí của nó trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Mặt khác, vị trí, cơ cấu tổ chức có ý nghĩa quyết định phạm vi thẩm quyền của Toà án hành chính.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

 

Như chúng ta đã biết,trong hoạt động quản lý, điều hành, các cơ quan hành chính nhà nước, nhân viên cơ quan hành chính nhà nước khi thực công vụ, ban hành các quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính có thể xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức làm phát sinh các khiếu kiện hành chính. Như vậy, các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và nhân viên cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng xét xử của Toà án hành chính. Để xác định thẩm quyền của Toà án hành chính, chúng ta cần làm rõ thế nào là quyết định hành chính, hành vi hành chính, cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính.

Quyết định hành chính là quyết định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ  phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành. Quyết định hành chính mang tính mệnh l;ệnh, áp dặt do cơ quan nhà nứoc đơn phương ban hành, bắt buộc các đối tượng quản lý phục tùng, chấp hành.

Trên thực tế, các quyết định hành chính rất phong phú và đa dạng, song có thể được chia thành 2 loại khác nhau:

– Quyết định hành chính cá biệt.

– Văn bản pháp quy.

Văn bản pháp quy không phải là đối tượng xét xử của Toà án hành chính vì chúng được ban hành nhằm điều chỉnh một hoặc một số lĩnh vực có tính chất rộng lớn được áp dụng cho nhiều đối tượng, thời gian áp dụng tương đối lâu dài, không trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Mặt khác, việc xem xét tính hợp pháp của một văn bản pháp quy rất phức tạp. Vì vậy, không nên quy định văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án hành chính. Về vấn đề này, hầu hết các nước trên thế giới có Toà án hành chính đều quy định như vậy.

Quyết định hành chính cá biệt là quyết định do cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm giải quyết một công việc cụ thể, được áp dụng một lần đối với một hạơc một số đối tượng cụ thể. Quyết định hành chính trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Khiếu kiện về quyết định này thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án hành chính.

Trong trường hợp quyết định hành chính cá biệt của cơ quan hành chính nhà nước điều chỉnh các vấn đề trong nội bộ đối với các thành viên của cơ quan, khi có khiếu kiện Toà án hành chính không giải quyết (ví dụ quyết định điều động, thuyên chuyển công tác, đề bạt, khen thưởng…). Trừ trường hợp khiếu nại của công chức, viên chức đối với quyết định buộc thôi việc. Quy định này này bảo đảm hoạt động tài phán không can thiệp vào hoạt động quản lý, điều hành nội của cơ quan hành chính nhà nước.

Một số cơ quan nhà nước (không phải là cơ quan hành chính nhà nước) và các tổ chức đoàn thể quần chúng cũng ra quyết định hành chính hoặc có tính hành chính nhằm điều chỉnh các vấn đề nội bộ. Vì vậy, khiếu kiện về quýet định hành chính nỳa không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án hành chính.

Ở nước ta, một số tổ chức xã hội được trao quyền quản lý nhà nước một hoặc một số lĩnh vực, khi có khiếu kiện thì quyết định đó cũng có thể là đối tượng xét xử của Toà án hành chính.

Hành vi hành chính là hành vi thực hiện công vụ của nhân viên cơ quan hành chính nhà nước. Đó là hành vi thựchiện chức trách do Nhà nước giao, nhân danh Nhà nước và lưọi ích của Nhà nước. Hành vi hành chính cảu nhân viên cơ quan hành chính nhà nước xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khi có khiếu kiện thì hành vi hành chính đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án hành chính.

Hành vi hành chính là hành vi thực hiện công vụ củ nhân viên cơ quan hành chính nhà nước. Đó là hành vi thực hiện chức trách do Nhà nước giao, nhân danh Nhà nước và vì lợi ích của Nhà nước. Hành vi hành chính của nhân viên cơ quan hành chính nàh nước xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khi có khiếu kiện thì hành vi hành chính đó thuộc thẩm quyền xét xử cuả Toà án hành chính.

Ví dụ: Công dân có quyền khiếu nại hành vi không lập biên bản của nhân viên hành chính nhà nước khi kê biên tài sản của hgọ.

Các hành vi khác của nhân viê cơ quan hành chính nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khi có khiếu kiện không thuộc thẩm quyền xét xử cảu Toà án hành chính.

Hành vi hành chính còn là hành vi của cơ quan hành chính nhà nướ, đó là sự im lặng của cơ quan hành chính nhà nước hoặc sự chậm trễ thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định khi sự im lặng hoặc khôg thực hiện nghĩa vụ của cơ quan hành chính nhà nước trái pháp luật, xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Khiếu kiện về loại này thuộc thẩm quyền xét của Toà án hành chính.

Ví dụ: Khiếu kiện đối với cơ quan hành chính khi không trả lời việc xin giấy phép xây dựng nhà ở của công dân; khiếu kiện đối với việc chậm làm thủ tục kiểm hoá của cơ quan hành chính đã gây thiệt hại về tài sản cho công dân…

Như vậy, Toà án hành chính có thẩm quyền xét xử các vụ kiện của công dân, cơ quan, tổ chức đối với các quyết định hành chính, hành vi hành hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và nhân viên cơ quan hành chính nhà nước.

Phạm vi, thẩm quyền của Toà án hành chính:

Về nguyên tắc chung, Toà án hành chính có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và nhân viên cơ quan hành chính nhà nước. Song , Toà án hành chính không thể giải quyết tất cả các khiếu kiện hành chính. Mặt khác, khi mới thành lập chưa có kinh nghiệm, Toà án hành chính chỉ nên tập trung xét xử một số loại việc cụ thể (cách quy định này có tính phổ biến ở nhiều nước trên thế giới), đó là các vụ kiện hành chính của công dân, cơ quan, tổ chức đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính về:

+ Cấp giấy phép, thu hồi giấy phép.

+ Trưng dụng, trưng mua, trưng thu, tịch thu.

+ Thực hiện chính sách xã hội.

+ Cước phí, lệ phí, thuế.

Xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp hành chính khác.

Đây là 5 nhóm việc chủ yếu thường phát sinh các khiếu kiện, các loại việc cụ thể bao trùm các lĩnh vực và nó được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật. Để làm cơ sở cho Toà án hành chính xét xử, tạo thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức khi khởi kiện, cần phải thống kê các việc vào một văn bản.

Pháp luật tố tụng hành chính cảu các nước trên thế giới đều laọi trừ một số việc không thuộc thẩm quyền của Toà án hành chính, đó là những việc liên quan đến an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, liên quan đến chính sách đối ngoại và hoạt động quản lý, điều hành trong nội bộ cơ quan nhà nước. Các nước đều có quan niệm chung cho rằng : lợi ích quốc gia là lợi ích cao nhất phải được tôn trọng và thực thi tuyệt đối (trong trường hợp có khiếu kiện thì do cơ chế khác ngoài Toà án hành chính giải quyết); pháp luật quốc tế và cam kết quốc tế cao hơn pháp luật trong nước, hoạt động tài phán hành chính không can thiệp và làm cản trở hoạt động quản lý, điều hành nói chung và trong nội bộ các cơ quan nhà nước nói riêng./.

Luật gia Nguyễn Văn Kim – Thanh tra nhà nước
Nguồn:www.giri.ac.vn

(Nptlawyer.com LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *