NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2003 VỀ BIỆN PHÁP BẮT BỊ CAN, BỊ CÁO ĐỂ TẠM GIAM

Bài tập học kỳ Tố tụng hình sự – Hoàn thiện quy định của pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

 

Biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định cụ thể tại Đ80 BLTTHS 2003.

 

  1. Về đối tượng

 

Theo các định nghĩa về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam đã nêu ở phần trên thì thấy rằng đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người chưa bị Toà án quyết định đưa ra xét xử thì không phải là đối tượng áp dụng biện pháp này. Ngay cả tên điều luật cũng đã chỉ rõ đối tượng bị bắt để tạm giam là bị can, bị cáo.

 

Bé luật TTHS đã chỉ rõ bị can, bị cáo là đối tượng áp dụng biện pháp này nhưng lại không quy định cụ thể những bị can, bị cáo đó có thể bị bắt để tạm giam trong trường hợp nào? Tuy nhiên qua việc ngiên cứu các quy định của luật có thể thấy bị can, bị cáo có thể bị bắt trong một số trường hợp nhất định chứ không phải là tất cả các bị can, bị cáo bị bắt để tạm giam. Điều đó là không cần thiết và nhiều khi không thể thực hiện trong thực tiễn và hơn nữa đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều biện pháp ngăn chặn khác. Luật quy định có thể không áp dụng biện pháp bắt để tạm giam đối với một số bị can bị cáo mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Khoản 2 Đ88 BLTTHS quy định: “ Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”. Đối với những bị can, bị cáo phạm tội lần đầu Ýt nghiên trọng, chưa có tiền án tiền sự, có thái độ ăn năn hối cải tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng mà có nơi cư trú rõ ràng thì cũng không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như: bảo lĩnh, đặt tiền, cấm đi khỏi nơi cư trú…Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp vừa giảm bớt được tính nghiêm khắc vừa thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, đồng thời vẫn đảm bảo mục đích ngăn chặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

 

Như sự phân tích ở trên luật không quy định rõ trong những trường hợp nào thì bị can, bị cáo sẽ bị bắt để tạm giam, song mục đích cuối cùng của việc bắt bị can, bị cáo là để tạm giam cho nên khi áp dụng thì phải xem xét thật kĩ lưỡng là có cần thiết bắt bị can bị cáo để tạm giam hay không và có thuộc các trường hợp tam giam theo quy định tại khoản 1 Đ88 hay không?

 

  1. Các trường hợp áp dụng.

 

Chỉ bắt để tạm giam những bị can, bị cáo thuộc trường hợp bị tam giam theo quy định điều 88.

 

Căn cứ vào tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Điểm a, khoản 1 Đ88 quy định “Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” có thể được áp dụng biện pháp tạm giam. Đặc biệt là những bị can bị cáo phạm tội về ma tuý, cướp giết người, các tội sâm phạm an ninh quốc gia hoặc là tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì nhất thiết phải bắt để tạm giam. Việc bắt để tạm giam bị can bị cáo trong trường hợp này là cần thiết vì trước hết, các tội phạm trên pháp luật quy định việc xử lý rất nghiêm khắc do tính chất, mức độ nguy hiểm cao của chúng. Mặt khác phần lớn người phạm tội trong trường hợp này đều nhận thức được trách nhiệm pháp lý mà họ phải gánh chịu vì đã thực hiện hành vi đó là rất nặng nề cho nền tìm mọi biện pháp để trốn tránh, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên nhằm bảo đảm cho việc bắt bị can, bị cáo là hoàn toàn đúng đăn, phù hợp với yêu cầu thực tế và không vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân thì các yếu tố trên thường được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

 

Trường hợp thứ 2, bị can, bị cáo có thể bị bắt tạm giam là bị can, bị cáo tuy phạm tội Ýt ngiêm trọng và ngiêm trọng nhưng có hình phạt tù luật định là trên 2 năm và có căn cứ cho rằng đối tương có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội. Đối với bị can, bị cáo trong trường hợp này thì có thể bị bắt để tạm giam để bảo đảm mục đích ngăn chặn tội phạm. Nhất là đối với những đối tượng có tính chất chuyên nghiệp tái phạm nhiều lần, có nhiều tiền án tiền sự, có nhân thân xấu thì dù phạm tội it nghiêm trọng cũng cần bắt để tạm giam.

 

Trường hợp đặc biệt bị can, bị cáo thuộc quy định tại khoản 2 Đ88 nhưng “Bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã” hoặc “Được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điÒu tra, truy tố, xét xử” hoặc “Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì xẽ gây nguy hại đén an ninh quốc gia”. Bị can, bị cáo thuộc những trường hợp này thì cũng bị bắt để tạm giam.

 

  1. Căn cứ bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

 

Cũng như các truờng hợp áp dụng thì căn cứ bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng không được quy định cụ thể trong điều luật. Tuy nhiên, bắt bị can, bị cáo để tạm giam là 1 biện pháp ngăn chặn cho nên khi bắt người cần phải thoả mãn cac căn cứ áp dụng biện pháp găn chặn theo Đ79 BLTTHS nh­ sau:

 

– Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt đông diều tra, truy tố, xét xử.

 

– Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tuc phạm tội.

 

– Khi có căn cứ rõ ràng chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc thi hành án các căn cứ này phải được thể hiện bằng cá tài liệu do các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đúng trình tự, thủ tục và được đánh giá trên cơ sơ khách quan toàn diện chứ không phải dựa vào ý muốn chủ quan của một người hay một cơ quan nào đó.

 

Hơn nữa bắt bị can, bị cáo để tạm giam tức người bị bắt xẽ bị tạm giam nên ngoài ăn cư áp dụng chung cho các biện pháp ngăn chặn ở điều 79, còn phải căn cứ và điều kiện để tạm giam theo quy định tại Đ88 như đã phân tích ở trên.

 

Như đã nêu, đây là trường hợp bắt để tạm giam cho nên việc xem xét căn cứ để bắt và căn cứ để tạm giam là rất quan trọng vì nếu bắt xong mà không tạm giam được thì sẽ rất khó xử lí. Con nếu bắt tạm giam mà không đủ căn cứ mặc dù họ là bị can, bị cáo thì vẫn là vi phạm pháp luật và phải bị xử lí. Gần đây, việc vi phạm trong việc bắt giam con sảy ra nhiều, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bắt cả những trưòng hợp không đáng bắt gây quá tải cho các trại giam. Để chấn chỉnh những vi phạm này bộ chính trị đã ra chỉ thị 53/CT-TW ngày 21/3/2000 và Nghị quyết 08/VQ/TW ngày 02/01/2002 như sau “ Truờng hợp bắt giam cũng được, không bắt giam cũng được thì không bắt giam; những trường hợp chưa cần bắt, tạm giam, tạm giữ; phát hiện xử lý kịp thời, những trường hợp oan sai khi bắt giữ, khi xem xét căn cứ để bắt giữ phải quán triệt đầy đủ các nguyên tắc quy định trong TTHS, lấy các chỉ thị, nghị quyết của Đảng nêu trên làm cơ sở lí luận, kết hợp nhuần nhuyễn với tình hình chính trị địa phương để ra một quyết định đúng đắn có tính khả thi và có tính giáo dục trong việc cáp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Khi có căn cứ để áp dụng thì người có thẩm quyền phải xem xét, quyết định.

 

  1. Thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

 

Thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam đã được quy định rõ ràng tại khoản 1 Đ80, những người có thẩm quyền bắt bao gồm:

 

– Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và kiểm soát viên quân sự các cấp

 

– Chánh án, phó tránh án Toà án nhân dân và toà án quân sự các cấp;

 

– Thẩm phán giữ chức vụ chánh toà, Phó chánh án toà, toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; hội đồng xét xử

 

– Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cung cấp phê chuẩn mới được tiến hành.

 

Điều luật quy đinh cụ thể thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong từng giai đoạn điều tra, truy tố,xét xử chuẩn bị xét xử và tại phiên toà. Quy định này nhằm phân định rõ thẩm quyền của từng chức danh tố tụng, nâng cao trách nhiện của người có thẩm quyền.

 

Trong truờng hợp cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành. Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát là thủ tục pháp lí bắt buộc nhằm kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của lệnh bắt để bảo đảm hiệu lực của lệnh bắt cũng như sự cần thiết phải bắt bị can, bị cáo. Ngoài ra quy định này còn hạn chế tình trạng lạm dụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để tác động một cách trái pháp luật đến quyền và lợi Ých hợp pháp của công dân.

 

So với quy định của BLTTHS năm 1988, thì bộ luật TTHS năm 2003 có một số điểm mới sau đây:

 

Một là, bá qua quy định Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà có quền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Đầy là một tiến bộ trong kĩ thuật lập pháp và khắc phục được mâu thuẫn của bộ luật TTHS năm 1988 là một mặt tại Điều 62 quy định: “Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà” có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Nhưng mặt khác tại điều 152 Bộ luật tố tụng quy định: “Việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án quyết định. “Nghĩa là quy định tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu chủ toạ phiên toà” không có giá trị áp dụng trên thực tiễn. Bởi vì thực tiễn áp dụng bộ luật TTHS năm 1988 cho thấy, chỉ có Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có quyền ra lệnh hoặc bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

 

Hai là, quy định Thẩm phán giữ chức danh Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Quy định như vậy là hợp lý và đảm bảo được ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp nhăn chặn nói chung, trong đó có việc áp dụng biện pháp bắt bị cáo, bị can để tam giam; cũng như hạn chế được số người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Bởi vì , Toà án nhân dân tối cao có ba Toà phúc thẩm là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên quy định Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam đã hạn chế được khả năng bắt người tràn lan có thể xảy ra do Thẩm phán các Toà phúc thẩm đều có quyền và bảo đảm được sự cẩn trọng hơn trong việc áp dụng biệ pháp ngăn chặn này.

 

Ba là, quy định hội đồng xét xử có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam. Quy định này khắc phục được sự không rõ ràng và gây tranh cãi là Thẩm phán chủ toạ phiên toà (trong đó có Thẩm phán Toà án cấp huyện) không có quyền ra lệnh bắt tạm giam bị cáo tại phiên toà nhưng lại kí lệnh bắt bắt tạm giam; Chánh án Toà án ký lệnh bắt bị cáo tại phiên toà vi phạm nguyên tắc xét xử độc lập, trực tiếp và liên tục của hội đồng xét xử.

 

BLTTHS 2003 cũng không quy định thẩm quyền riêng của từng người từng cấp trong cơ quan điều tra nh­ trước mà quyết định thẩm quyền chung của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Quy đinh nh­ vậy vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu mà vẫn bảo đảm được nội dung của điểm d, khoản 1 Đ62 BLTTHS năm 1988.

 

Như vậy về cơ bản những quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong BLTTHS 2003. Đã sử đổi bổ sung một cách hợp lí, đầy đủ và chính xác, chặt chẽ hơn so với BLTTHS năm 1988. Tuy nhiên để tránh tình trạng bắt người sai pháp luật thì cần có quy định rõ ràng cụ thể hơn về phạm vi bắt người của từng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Nên quyết định phạm vi bắt theo hương hẹp dần để tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện biện pháp bắt người này.

 

  1. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

 

Khoản 2, Điều 80 quy định, thủ tục áp dụng bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Lệnh bắt bị can, bị cáo phải là lệnh viết bằng tay, lệnh phải ghi rõ ràng ngày tháng năm, họ tên, chức vụ người ra lệnh, họ tên, địa chỉ của người bị bắt, lÝ do bắt. Lệnh phải được người ra lệnh kí, đóng dấu. Lệnh yêu cầu có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì phải có mục phê chuẩn của Viện kiểm sát, ghi rõ số, ngày, tháng, năm phê chuẩn họ tên, chữ kí của người phê chuẩn và phải có đóng dấu. Tóm lại lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam ngoài hình thức thể hiện đặc thù như tên gọi, còn phải thể hiện dưới hình thức thể hiện đặc thù như tên gọi, còn phải thể hiện dưới hình thức văn bản pháp lí nhà nước.

 

Người được giao chủ trì thi hành lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải chuẩn bị các phương tiện, bố trí lực lượng, phải có sự tham gia của các thành phần bắt buộc. Đảm bảo cho việc bắt được an toàn, nghiêm túc thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, quyền uy của nhà nước, lệnh bắt phải được công khai, có sự giải thích luật cho người bị bắt biết. Việc bắt người phải được lập thành biên bản ghi rõ ngày giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản, những việc đẫ làm, tình hình diễn biến khi thi hành lệnh bắt, thái độ chấp hành của người bị bắt, người liên quan. Ghi rõ đầy đủ những đồ vật, tài liệu bị thu giữ những khiếu nại của người bị bắt, Biên bản phải ghi đầy đủ, tỉ mỉ tránh việc bắt người có nhiều nội dung, tình huống không ghi hết hoặc ghi quá văn tắt như theo mẫu biên bản in sẵn, gây khó khăn cho giải quyết về sau, không có điÒu kiện khắc phục. Biên bản phải đọc công khai cho mọi thành phần nghe, các ý kiến bổ xung phải được ghi lại đầy đủ. Người bị bắt và người có liên quan phải kí xác nhận vào biên bản.

 

Bắt bị can, bi cáo để tạm giam là một trong những trường hợp của biện pháp ngăn chặn, một biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, vì vậy khi thi hành lệnh phải có đại diện chính quyền xã phường, thị trấn hay đại diện cơ quan tổ chức nơi người bị bắt cư trú, làm việc. Trong trường hợp bắt tại nơi cư trú của bị cáo, bị can phải có người láng giềng chứng kiến.

 

Đại diện chính quyền địa phương tham gia với tư cách là người quản lí về nhân hộ khẩu của người bị bắt trong địa bàn mình quản lí.

 

Gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, đồng thời sự có mặt của chính quyền địa phương xẽ hỗ trợ giúp sức khi cần thiết để việc thi hành lệnh bắt được thuận lợi.

 

Sự có mặt của người láng giềng chứng kiến có ý nghĩa đảm bảo việc bắt người được công khai dân chủ, đồng thời tăng cường tính giáo dục tuyên truyền pháp luật.

 

Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi về sự có mặt của người đại diện chính quyền địa phương, cơ quan tổ chức nơi người bị bắt cư trú hay làm việc, bộ luật TTHS chia làm ba trường hơp:

 

– Khi tiến hành bắt người tại nơi cư trú của họ phải có đại diện chính quyền, xã, phường, thị trấn và người láng giêng của người bị bắt chứng kiến.

 

– Khi tiến hành bắt người tại nơi làm việc của họ phải có mặt đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt làm việc chứng kiến.

 

– Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành việc bắt chứng kiến.

 

So với quy định tại Đ62 BLTTHS năm 1988, thì quy định tại điều 80 BLTTHS năm 2003 có điểm mới và hoàn thiện hơn về kĩ thuật lập pháp là quy định rõ việc bắt người tại từng nơi bắt. Bởi vì, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam có thể diễn ra ở nơi cư trú, nơi làm việc của người bị bắt hoặc tại nơi khác. Nhưng BLTTHS năm 1988 chỉ quy định: “Khi tiến hành bắt người, phải có đại diện chính quyền xã phường, thị trấn hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến.” Với quy định như trên thì xẽ có hai nhóm ngườ chứng kiến việc bắt người là: đại diện của chính quyền xã phường, thị trấn nơi người bị bắt cư trú và người láng giềng của người bị bắt; đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt làm việc và láng giềng của người bị bắt và người láng giềng của người bị bắt. để thoả mãn yêu cầu này thì không thể bắt người tại nơi người đó làm việc khi ở đó không có láng giềng của họ. Đồng thời cũng không thể bắt người ở những nơi khác không phải ở nởi cư trú và nơi làm việc. Trong khi thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy những bị can, bị cáo bị bắt để tạm giam thường không có mặt tại nơi cư trú. Có nhiều bị can, bị cáo phải truy nã mới bắt được. Cho nên, BLTTHS năm 2003 có quy định thêm trường hợp khi tiến hành bắt nguời tại nơi khác (ngoài nơi cư trú và nơi làm việc) phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người là hoàn toàn chính xác.

 

Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam không mang tính chất cấp bách nh­ bắt người trong trường hợp khẩn cấp, quả tang, truy nã. Vì vậy để đảm bảo chính đáng quyền lợi của người bị bắt, của thân nhân, của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, tránh gây căng thăng do việc bắt người gây ra, khoản 3, Đ80 BLTTHS quy định: “Không được bắt người vào ban đêm”.

 

Ban đêm được tính từ 22h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau, điều đó có nghĩa là chỉ bắt bị can. bị cáo để tạm giam từ 6h sáng đến 22h đêm. Ngoài thời gian đó mà bắt là bị vi phạm thủ tục TTHS. Ngưòi bị bắt, công dân có quyền phản đối. Người ra lênh và thi hành lệnh mà cố ý làm trái thì có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Tuy nhiên để đảm bảo việc bắt người được an toan, có hiệu quả, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định về bí mật nhà nước đối với việc ra lệnh và phê chẩn lệnh bắt. Cơ quan điều tra phải bố trí lực lượng theo dõi để khi tiến hành bắt người bị bắt có mặt, chuẩn bị đầy đủ các phưong tiện, điều kiện để việc bắt đạt hiệu quả cao.

PHÂN TÍCH ĐIỀU 293 – NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 293. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

 

  1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

 

  1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới.

 

  1. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị  theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực.

 

  1. Bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.

 

  1. Khác với thủ tục giám đốc thẩm trong đó quyền kháng nghị được giao cho cả chánh án toà án nhân dân và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân từ cấp tỉnh trở lên, chánh án toà án quân sự và viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trở lên, trong thủ tục tái thẩm quyền kháng nghị chỉ giao cho viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên và viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trở lên. Sự khác biệt này là do trước khi quyết định  kháng nghị hay không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cần tiến hành xác minh có hay không có các tình tiết mới và giá trị pháp lí của chúng. Việc làm này chỉ có thể tiến hành bởi các kiểm sát viên hoặc điều tra viên của viện kiểm sát.

 

  1. Theo quy định của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và BLTTHS, thẩm quyền kháng nghị tái thẩm chỉ thuộc viện trưởng viện kiểm sát. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động của viện kiểm sát hiện nay, viện phó viện kiểm sát phụ trách về hình sự thường được phân công thay mặt hoặc theo sự uỷ quyền của viện trưởng viện kiểm sát ra kháng nghị  theo thủ tục tái thẩm. Điều này cũng không trái với Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và BLTTHS.

 

  1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tất cả các cấp trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Đây cũng là một quy định mới trong BLTTHS năm 2003 so với quy định tương ứng trong BLTTHS 1988. Điều 263 BLTTHS 1988 quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân hoặc toà án quân sự các cấp. Theo quy định này có thể hiểu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với cả quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và thực tế điều này cũng đã tồn tại trước khi nhà nước ta ban hành Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002. Điều này đã dẫn đến sự phức tạp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự bởi sau khi Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xét xử vụ án nếu Viện kiểm sát nhân tối cao không đồng ý vẫn có thể ra kháng nghị theo trình tự tái thẩm và một lần nữa khi có kháng nghị trên đây, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại tiếp tục xét xử vụ án. Tuy nhiên, vì đã xét xử nên trong lần này mặc dù có kháng nghị, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao sẽ vẫn bảo vệ quan điểm của mình và không thay đổi quyết định. Như vậy, vô hình chung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ mang tính hình thức vì sẽ không thể có thay đổi trong quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi xét xử lại vụ án. Theo quy định của Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cấp xét xử cuối cùng và là cấp cao nhất, vì vậy Điều 293 BLTTHS quy định Viện  trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có quyền kháng nghị tái thẩm đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Xung quanh vấn đề này hiện vẫn có những quan điểm khác nhau. Mặc dù là cấp xét xử cuối cùng và là cấp cao nhất nhưng quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao vẫn có thể có những sai lầm. Nếu không cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyền kháng nghị đối với quyết định đó thì cơ quan nào sẽ xem xét lại và khắc phục những sai lầm có thể có như đã nêu trên. Nhưng nếu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyền kháng nghị đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được kháng nghị mấy lần và khi nào thì tố tụng hình sự mới kết thúc. Đã có những người đề xuất ý kiến cần thành lập trong Quốc hội một uỷ ban mới gọi là Uỷ ban giám sát tư pháp với chức năng xem xét lại các bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi phát hiện có những sai lầm trong bản án và quyết định đó. Tuy nhiên, điều này lại trái với Hiến pháp vì Hiến pháp đã khẳng định ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chỉ toà án mới có thẩm quyền xét xử các vụ án khác nhau và Toà án nhân dân tối cao (mà cụ thể là Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao) là cấp xét xử cao nhất. Chính vì vậy, tư tưởng thành lập Uỷ ban giám sát tư pháp đã không trở thành hiện thực và cho tới nay trong giới khoa học pháp lí hình sự cũng như trong các cơ quan  tư pháp vẫn đang  bàn luận về một vấn đề trong trường hợp quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có sai lầm thì cơ quan nào có thẩm quyền sửa chữa, khắc phục. Theo quan điểm của chúng tôi, trong điều kiện ở nước ta chưa có Toà án hiến pháp nên việc phát hiện, khắc phục những sai lầm trong các quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao nên giao cho Quốc hội. Trong những trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Uỷ ban đặc biệt để điều tra, xem xét lại các bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và báo cáo để Quốc hội quyết định. Nghị quyết của Quốc hội là quyết định cuối cùng mà các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân phải thực hiện.

 

  1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị  theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực.

 

  1. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của Viện trưởng viện kiểm sát là căn cứ để toà án có thẩm quyền tổ chức phiên toà tái thẩm và kết quả của phiên toà tái thẩm có thể liên  quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án và những người khác. Để những người này có điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Điều luật quy định sau khi ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, viện kiểm sát có trách nhiệm gửi bản kháng nghị đó cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

PHÂN TÍCH ĐIỀU 292 – THÔNG BÁO VÀ XÁC MINH NHỮNG TÌNH TIẾT MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 292. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện

 

  1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho viện kiểm sát hoặc toà án. Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.

 

  1. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án sang toà án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì viện trưởng viện kiểm sát trả lời cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lí do của việc không kháng nghị.

 

  1. Xuất phát từ nguyên tắc dân chủ trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, BLTTHS của nước ta quy định người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và thông báo cho viện kiểm sát hoặc toà án.

 

 

  1. Cho tới nay, ở nước ta chưa có quy định các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nếu từ một nguồn thông tin nào đó, một công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước biết được vụ án được giải quyết không đúng pháp luật mà nguyên nhân của nó là trong quá trình xét xử toà án đã không biết và không sử dụng một tình tiết nào đó thì cá nhân và tổ chức nói trên có quyền trực tiếp hoặc thông qua đơn thông báo cho toà án hoặc viện  kiểm sát. Cơ quan  tiếp nhận thông tin của công dân và tổ chức về các tình tiết mới được phát hiện phải lập biên bản và chuyển đến viện kiểm sát có thẩm quyền xác minh và ra kháng nghị  theo thủ tục tái thẩm.

 

 

  1. Luật tố tụng hình sự nước ta từ trước tới nay đều có các quy định giao thẩm quyền kháng nghị tái thẩm cho viện kiểm sát bởi lẽ chỉ có viện kiểm sát mới có điều kiện xác minh về những tình tiết mới được phát hiện. Khi nhận được thông báo của công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước khác về những tình tiết mới được phát hiện, viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định cử cán bộ (thường là kiểm sát viên thuộc bộ phận kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố hoặc điều tra viên của viện kiểm sát) đi xác minh những tình tiết đó. Quá trình xác minh những tình tiết mới được phát hiện thực chất cũng là một hoạt động điều tra do viện kiểm sát tiến hành nhằm xác định có hay không có tình tiết mới đó và giá trị pháp lí của những tình tiết mới đó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lục pháp luật của toà án hay không. Kết quả xác minh những tình tiết mới phải được thể hiện bằng văn bản báo cáo với viện  trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án và người này quyết định kháng nghị hay không kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với bản án, quyết định nêu trên.

 

  1. Khi thấy có một trong bốn căn cứ để  kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 291 BLTTHS, viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cùng quyết định  kháng nghị tái thẩm cho toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp không có căn cứ để  kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì viện trưởng viện kiểm sát trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, người đã có thông báo về tình tiết mới được phát hiện biết rõ lí do của việc không  kháng nghị.

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

PHÂN TÍCH ĐIỀU 291 – NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 291. Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

 

Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là:

 

  1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;

 

  1. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận   không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;

 

  1. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án bị  giả mạo hoặc không đúng sự thật.

 

  1. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.

 

  1. Trước đây Điều 261 BLTTHS năm 1988 của nước ta chỉ quy định có ba tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đó là:

 

– Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;

 

– Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;

 

– Vật chứng hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.

 

Ngoài ba tình tiết nêu trên được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Điều 291 BLTTHS năm 2003 còn quy định tại khoản 4 là những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật là căn cứ thứ tư để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

 

 

  1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định làm những nguồn chứng cứ rất quan trọng về vụ án hình sự. Người làm chứng là người không liên quan đến vụ án hình sự cũng không có lợi ích gì cho dù vụ án được cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết như thế nào. Chính vì vậy, lời khai của người làm chứng thường là khách quan nhất so với lời khai của những người tham gia tố tụng khác. Trong quá trình đánh giá chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thường đặt niềm tin nhiều hơn vào lời khai của người làm chứng. Để bảo đảm tính khách quan về những lời khai của người làm chứng, pháp luật tố tụng hình sự quy định người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực và đầy đủ tất cả những tình tiết mà họ đã biết được. Điều 307 Bộ luật hình sự  1999 quy định người làm chứng khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại những trường hợp xuất phát từ những động cơ khác nhau mà người làm chứng đã khai báo hoặc cung cấp những tài liệu sai sự thật cho cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan này vì đã quá tin vào lời khai của người làm chứng mà giải quyết vụ án không đúng. Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu cơ quan tiến hành tố tụng xác định lời khai của người làm chứng trước đây là không đúng sự thật thì đây là một căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đó.

 

  1. Kết luận giám định cũng là một nguồn chứng cứ quan trọng về vụ án hình sự. Về nguyên tắc, cơ quan giám định và người giám định phải sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để thực hiện các yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nêu trong quyết định trưng cầu giám định. Người giám định khi được phân công giám định phải có nghĩa vụ đưa ra các kết luận của cá nhân về những vấn đề cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu. Trong thực tế vẫn tồn tại những trường hợp do trình độ chuyên môn  kém hoặc do những lí do khác mà người giám định đã có những kết luận không đúng sự thật. Nếu điều này được phát hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà nó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đó thì đây là một căn cứ để người có thẩm quyền ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

 

  1. Trong tố tụng hình sự, khi người tham gia tố tụng hình sự không nói được tiếng Việt Nam hoặc trong hồ sơ vụ án có những tài liệu tiếng nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt Nam thì cơ quan tiến hành tố tụng mời người phiên dịch. Cũng như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch không có lợi ích liên quan tới vụ án hình sự. Họ cũng có nghĩa vụ phải dịch  các tài liệu và lời nói của những người khác sang tiếng Việt Nam một cách trung thực. Nếu bản dịch của họ không đúng sự thật và vì thế nó làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định của toà án thì sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định được điều đó thì đây là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

 

  1. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm là những người tiến hành tố tụng. Trong từng giai đoạn, các kết luận của họ thường được phản ánh trong các văn bản tố tụng như Kết luận điều tra, Cáo trạng, bản án hoặc quyết định của toà án trong đó Kết luận điều tra là quan điểm đề nghị truy tố của cơ quan điều tra gửi viện kiểm  sát, Cáo trạng là quan điểm truy tố của viện  kiểm sát đề nghị toà án xét xử. Nếu những kết luận của những người nói trên không đúng sẽ dẫn tới hậu quả tất yếu là vụ án bị xét xử sai. Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, việc phát hiện các kết luận của những người nói trên là không đúng sẽ là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

 

  1. Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng về vụ án hình sự. Nó là những chứng cứ vật chất do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc do họ nhận được từ các nguồn khác nhau. Theo các quy định của luật tố tụng hình sự, vật chứng phải được thu thập và bảo quản theo một trình tự luật định. Tuy nhiên, trong thực tế có thể có những lí do khác nhau mà vật chứng bị giả mạo, đánh tráo (thí dụ, ma tuý bị đánh tráo bởi một chất khác không phải là ma tuý; hung khí giết người bị đánh tráo thành một vật dụng khác; tiền giả bị đổi thành tiền thật…). Trong trường hợp này, việc sử dụng các vật chứng nêu trên sẽ làm cho việc xét xử vụ án không đúng, người có tội có thể trở thành vô tội hoặc ngược lại người không phạm tội có thể bị kết án là có tội. Nếu sau khi bản án hoặc quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện ra tình tiết nêu trên thì tình tiết này cũng là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

 

  1. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, khi tiến hành các hành vi và hoạt động tố tụng khác nhau, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành lập biên bản. Biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác đều là những nguồn chứng cứ quan trọng mà cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào đó để giải quyết vụ án hình sự. Khi biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu  khác bị giả mạo hoặc không phản ánh đúng sự thật khách quan về những diễn biến của vụ án đã xảy ra sẽ dẫn tới hậu quả là toà án ra bản án, quyết định không đúng pháp luật (thí dụ, biên bản khám nhà và thu  giữ đồ vật trong khi khám nhà thể hiện cơ quan điều tra đã thu giữ ma tuý nhưng thực tế không có việc này sẽ dẫn tới một người không tàng trữ, mua bán hoặc sử dụng các chất ma uý có thể bị truy tố, xét xử về các tội phạm ma tuý tương ứng). Tình tiết này nếu được phát hiện sau khi bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật sẽ là một căn  cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

 

  1. Điều 291 BLTTHS năm 2003 quy định một căn cứ mới để kháng nghị  theo thủ tục tái thẩm là “Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật”. Những tình khác ở đây được hiểu là những tình tiết không liên quan đến ba căn cứ đã nêu trên. Những tình tiết đó có thể liên quan tới thủ tục tố tụng, tới đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân hoặc thư kí phiên toà. Thí dụ, việc áp dụng thời hiệu không đúng dẫn đến vụ án bị đình chỉ không có căn cứ pháp luật; điều tra viên, kiểm sát viên hoặc thẩm phán nhận hối lộ để điều tra, truy tố, xét xử một người không có tội hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; vì động cơ vụ lợi hoặc các động cơ cá nhân khác thư kí phiên toà ghi biên bản phiên toà không đúng sự thật diễn ra tại phiên toà; nhân viên đánh máy cố tình viết bản án hoặc quyết định sai sự thật. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật cũng có thể liên quan tới những người khác không phải là người tiến hành tố tụng. Thí dụ, người có chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân  viên tư pháp làm sai sự thật…

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

PHÂN TÍCH ĐIỀU 290 – TÍNH CHẤT CỦA TÁI THẨM – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 290. Tính chất của tái thẩm

 

Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

 

 

  1. Tố tụng hình sự là một quá trình rất phức tạp và trong bất kì giai đoạn nào cũng có thể tồn tại những sai lầm nhất định. Những sai lầm đó có thể gặp trong giai đoạn điều tra khi cơ quan điều tra tiến hành thu thập chứng cứ, giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử khi viện kiểm sát hoặc toà án đánh giá và sử dụng chứng cứ, áp dụng điều luật hoặc ra một văn bản tố tụng nào đó. Để ngăn ngừa những sai lầm có thể xảy ra và khắc phục khi những sai lầm đã xảy ra, luật tố tụng hình sự đã quy định những thủ tục khác nhau trong đó có thủ tục xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Mỗi thủ tục nêu trên có tính chất, mục đích khác nhau. Nếu như xét xử phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại bản án hoặc quyết định của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo hoặc kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có việc vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án thì tái thẩm là việc toà án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án đã không biết được khi ra các bản án hoặc quyết định  đó.

 

 

  1. Những điều kiện cần và đủ để xét xử tái thẩm một vụ án hình sự bao gồm:

 

– Bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật;

 

– Có những tình tiết mới được phát hiện mà sự hiện diện của những tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định  mà toà án đã không biết được khi ra bản án hoặc quyết định  đó;

 

– Có kháng nghị của người có thẩm quyền theo các trình tự và thủ tục do luật tố tụng hình sự quy định.

 

  1. Tình tiết mới được phát hiện là những tình tiết biết được sau khi đã có quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật. Các tình tiết này có thể do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phát hiện và cũng có thể do các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội hoặc công dân phát hiện và thông báo (hoặc bằng miệng hoặc bằng văn bản) cho cơ quan tiến hành tố tụng biết. Những tình tiết đã được biết trong quá trình giải quyết vụ án từ khi khởi tố điều tra tới trước khi toà án ra quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật không được coi là các tình tiết mới. Nếu những tình tiết này đã không được toà án áp dụng dẫn đến việc ra quyết định hoặc bản án không đúng pháp luật thì đây không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

 

  1. Những tình tiết mới được phát hiện phải có giá trị làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định  đó. Nếu những tình tiết mới chỉ có giá trị làm thay đổi một nội dung nào đó không cơ bản của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì chúng không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Thí dụ, các tình tiết mới được phát hiện chỉ làm thay đổi mức bồi thường thiệt hại,  biện pháp hình phạt (tù giam hay án treo), thay đổi đường lối xét xử (hoãn thi hành án hay thi hành ngay)…

 

  1. Thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án là sự thay đổi hoàn toàn hoặc thay đổi lớn về nội dung của bản án hoặc quyết định đó. Thí dụ, các tình tiết mới được phát hiện là chứng cứ chứng minh người bị kết án không phạm tội, phạm tội nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với tội danh mà toà án đã áp dụng trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Hình phạt đã áp dụng hoặc quá nhẹ, hoặc quá nặng so với hành vi mà thực tế người bị kết án đã thực hiện.

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

PHÂN TÍCH ĐIỀU 290 – TÍNH CHẤT CỦA TÁI THẨM – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 290. Tính chất của tái thẩm

 

Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

 

 

  1. Tố tụng hình sự là một quá trình rất phức tạp và trong bất kì giai đoạn nào cũng có thể tồn tại những sai lầm nhất định. Những sai lầm đó có thể gặp trong giai đoạn điều tra khi cơ quan điều tra tiến hành thu thập chứng cứ, giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử khi viện kiểm sát hoặc toà án đánh giá và sử dụng chứng cứ, áp dụng điều luật hoặc ra một văn bản tố tụng nào đó. Để ngăn ngừa những sai lầm có thể xảy ra và khắc phục khi những sai lầm đã xảy ra, luật tố tụng hình sự đã quy định những thủ tục khác nhau trong đó có thủ tục xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Mỗi thủ tục nêu trên có tính chất, mục đích khác nhau. Nếu như xét xử phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại bản án hoặc quyết định của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo hoặc kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có việc vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án thì tái thẩm là việc toà án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án đã không biết được khi ra các bản án hoặc quyết định  đó.

 

 

  1. Những điều kiện cần và đủ để xét xử tái thẩm một vụ án hình sự bao gồm:

 

– Bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật;

 

– Có những tình tiết mới được phát hiện mà sự hiện diện của những tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định  mà toà án đã không biết được khi ra bản án hoặc quyết định  đó;

 

– Có kháng nghị của người có thẩm quyền theo các trình tự và thủ tục do luật tố tụng hình sự quy định.

 

  1. Tình tiết mới được phát hiện là những tình tiết biết được sau khi đã có quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật. Các tình tiết này có thể do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phát hiện và cũng có thể do các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội hoặc công dân phát hiện và thông báo (hoặc bằng miệng hoặc bằng văn bản) cho cơ quan tiến hành tố tụng biết. Những tình tiết đã được biết trong quá trình giải quyết vụ án từ khi khởi tố điều tra tới trước khi toà án ra quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật không được coi là các tình tiết mới. Nếu những tình tiết này đã không được toà án áp dụng dẫn đến việc ra quyết định hoặc bản án không đúng pháp luật thì đây không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

 

  1. Những tình tiết mới được phát hiện phải có giá trị làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định  đó. Nếu những tình tiết mới chỉ có giá trị làm thay đổi một nội dung nào đó không cơ bản của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì chúng không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Thí dụ, các tình tiết mới được phát hiện chỉ làm thay đổi mức bồi thường thiệt hại,  biện pháp hình phạt (tù giam hay án treo), thay đổi đường lối xét xử (hoãn thi hành án hay thi hành ngay)…

 

  1. Thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án là sự thay đổi hoàn toàn hoặc thay đổi lớn về nội dung của bản án hoặc quyết định đó. Thí dụ, các tình tiết mới được phát hiện là chứng cứ chứng minh người bị kết án không phạm tội, phạm tội nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với tội danh mà toà án đã áp dụng trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Hình phạt đã áp dụng hoặc quá nhẹ, hoặc quá nặng so với hành vi mà thực tế người bị kết án đã thực hiện.

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

PHÂN TÍCH ĐIỀU 99 – TRÁCH NHIỆM CHỊU ÁN PHÍ – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 99. Trách nhiệm chịu án phí

 

  1. Án phí do người bị kết án hoặc nhà nước chịu theo quy định của pháp luật.

 

  1. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của toà án.

 

Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu toà án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật này thì người bị phải trả án phí.

 

  1. Người bị kết án có trách nhiệm chịu án phí. Quyết định người bị kết án có trách nhiệm chịu án phí vừa khẳng định người này phải có nghĩa vụ đối với nhà nước cùng với nhà nước chịu các chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự vừa có tác động để người này nhận thấy sai lầm của mình trong việc thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại về sức người, sức của cho nhà nước và những người khác.

 

  1. Nhà nước chịu trách nhiệm trả án phí theo các quy định của pháp luật.

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

PHÂN TÍCH ĐIỀU 98 – ÁN PHÍ – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 98. Án phí

 

Án phí là tất cả chi phí để tiến hành tố tụng hình sự bao gồm tiền thù lao cho người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật; án phí dân sự trong vụ án hình sự.

 

 

  1. qua trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng như cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án tiến hành các biện pháp khác nhau nhằm làm sáng tỏ vụ án bao gồm xác định hành vi phạm tội, người phạm tội và giải quyết trách nhiệm hình sự cũng như dân sự của người đó. Quá trình này bao gồm các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở các cấp toà án khác nhau. Nó có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian không dài (vài ba tháng) trong phạm vi một địa phương (một quận, huyện) và cũng có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian rất dài (nhiều năm), ở nhiều địa phương thậm chí nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự là rất lớn. Lẽ đương nhiên, nhà nước phải có những khoản tiền khác nhau để chi phí cho hoạt động tố tụng hình sự, thế nhưng vụ án hình sự diễn ra là do có người phạm tội. Vì vậy, người phạm tội phải có trách nhiệm cùng với nhà nước chịu một phần những chi  phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự.

 

 

  1. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, ngoài trách nhiệm hình sự của người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải giải quyết trách nhiệm dân sự của những người liên quan và cũng tương tự như nêu trên, những người này cũng phải chịu trách nhiệm một phần những chi phí của nhà nước đã tiêu tốn trong quá trình giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự.

 

  1. án  phí là số tiền mà hội đồng xét xử quyết định một người nào đó phải nộp vào công quỹ để góp phần chi phí cho các hoạt động tố tụng hình sự khác nhau và trả tiền thù lao cho những người có quyền hưởng thù lao khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự. Những người có quyền hưởng thù lao khi tham gia giải quyết vụ án hình sự là người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định.

 

  1. ở nước ta, trước khi có văn bản của Chính phủ quy định về án phí, án phí được quy định trong các văn bản của Toà án nhân dân tối cao. Ngày 1/6/1976 Toà án nhân dân tối cao đã ra thông tư số 40/TATC về chế độ án phí, lệ phí. Tiếp theo đó, Toà án nhân dân tối cao lại có Công văn số 114/NCPL ngày 19/3/1977, số 434/NCPL ngày 28/6/1977 và số 342/NCPL ngày 10/6/1978 giải thích và hướng dẫn thi hành Thông tư số 40/TATC nói trên. Tiếp đó các văn bản nêu trên được thay thế bởi Thông tư số 85/TATC ngày 6/8/1982 của Toà án nhân dân tối cao về chế độ án phí, lệ phí tại toà án nhân dân. Ngày 16/8/1988, Toà án nhân dân tối cao lại ra Thông tư số 03/NCPL và ngày 28/4/1989 ra Thông tư số 02/NCPL điều chỉnh các mức án phí, lệ phí quy định tại Thông tư số 85/TATC ngày 6/8/1982. Các quy định về án phí trong các văn bản nêu trên đã được thi hành tới năm 1997 thì được thay thế bằng Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phi toà án.

 

  1. Trong tố tụng hình sự, án phí bao gồm án phí hình sự và án phí dân sự trong vụ án hình sự. Theo các quy định của Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí và lệ phí toà án thì án phí hình sự bao gồm án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí hình sự phúc thẩm. Mức án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí hình sự phúc thẩm là 50.000đồng (năm mươi nghìn đồng). Khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì người bị kết án không phải chịu án phí. án phí được hội đồng xét xử định rõ trong bản án và chỉ được thu khi vụ án đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

 

  1. án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm được quy định như sau:

 

– Người bị kết án phải chịu án phí sơ thẩm là 50.000đ.

 

– Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu toà án tuyên bố bị cáo không phạm tội thì người bị hại đã khởi kiện phải nộp án phí là 50.000đ.

 

  1. án phí hình sự phúc thẩm được quy định như sau:

– Bị cáo kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm là 50.000đ nếu toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án, quyết định sơ thẩm đối với bị cáo kháng cáo.

 

– Người bị hại kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm là 50.000đ trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội.

 

– Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm không phải chịu án phí phúc thẩm.

 

– Viện kiểm sát kháng nghị không phải chịu án phí phúc thẩm.

 

  1. Người phải chịu án phí hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự trong trường hợp bị cáo có khó khăn được uỷ ban nhân dân xã phường hoặc cơ quan chủ quản xác nhận, chứng nhận thì toà án có thể quyết định miễn hoặc giảm án phí cho người đó.

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

PHÂN TÍCH ĐIỀU 97 – PHỤC HỒI THỜI HẠN – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 97. Phục hồi thời hạn

 

Nếu quá hạn mà có lí do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn

 

 

  1. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự có thể vì những lí do nào đó mà thời hạn đã hết. Nếu theo các quy định về thời hạn thì về nguyên tắc, việc hết thời hạn là một căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng không tiếp tục giải quyết vấn đề liên quan (Thí dụ, khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì các kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận và việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm sẽ không được tiến hành). Tuy nhiên, việc quá hạn cũng có nhiều lí do khác nhau, có những lí do chính đáng và có những lí do không chính đáng. Trong trường hợp việc quá hạn có lí do chính đáng mà cơ quan tiến hành tố tụng không tiếp tục giải quyết những vẫn đề liên  quan sẽ hoặc gây thiệt hại cho nhà nước hoặc gây thiệt hại cho công dân. Để tình trạng trên đây không xảy ra, Điều luật quy định nếu quá hạn mà có lí do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn.

 

 

  1. Phục hồi thời hạn là việc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền không thừa nhận việc quá hạn mà ngược lại thừa nhận thời hạn đang còn trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn tới việc quá hạn là chính đáng.

 

  1. Lí do chính đáng là những lí do khách quan mà bản thân các chủ thể cho dù đã cố gắng thực hiện các biện pháp khác nhau nhưng cũng không thể khắc phục được. Thí dụ, lí do việc kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm quá hạn được coi là chính đáng khi  xác định có thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh… mà những hiện tượng trên đã trực tiếp gây ra những khó khăn cho việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định; thời hạn điều tra đã hết nhưng cơ quan điều tra chưa kết thúc điều tra do bị can bỏ trốn, ốm nặng cần có thời gian điều trị…

 

  1. Nghĩa vụ phục hồi thời hạn thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan này, sau khi xác minh những nguyên nhân dẫn đến việc quá hạn nếu thấy đó là những lí do chính đáng thì ra các quyết định tương ứng để phục hồi thời hạn. Hậu quả của quyết định phục hồi thời hạn của cơ quan tiến hành tố tụng là việc giải quyết vụ án hình sự lại được tiến hành một cách bình thường theo các quy định  chung.

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

PHÂN TÍCH ĐIỀU 96 – TÍNH THỜI HẠN – BÌNH LUẬN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 96. Tính thời hạn

 

  1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày và tháng. Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

 

Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.

 

Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thi một tháng được tính là ba mươi ngày.

 

  1. Trong trường hợp có đơn hoặc có giấy tờ được gửi qua bưu điện  thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện nơi  gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua ban giám thị trại tạm giam, trại giam thì thời hạn được tính từ ngày ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận được đơn hoặc giấy tờ đó.

 

 

  1. Trong tố tụng hình sự, thời hạn là một chế định rất quan trọng, nó liên quan đến rất nhiều chế định khác như điều tra, tạm giữ, tạm giam, chuẩn bị xét xử… Quy định thời hạn một cách hợp lí sẽ bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài sản và công sức của nhà nước và những người tham gia tố tụng khác, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng vi phạm các quy định về thời hạn, Điều luật đã quy định cách tính thời hạn.

 

  1. Thời hạn quy định trong BLTTHS nước ta được tính theo giờ, ngày và tháng. Thí dụ, khoản 4 Điều 81 (Bắt người trong trường hợp khẩn cấp) quy định trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị được xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, viện kiểm sát phải ra quyết định  phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn; Điều 87 (thời hạn tạm giữ) quy định thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày kể tự khi cơ quan điều tra nhận được người bị bắt. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể ra hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn; Điều 120 (thời hạn tạm giam để điều tra) trong khoản 1 quy định thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng…

 

  1. Điều luật quy định đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Đây là một quy định rất quan trọng bởi lẽ, trong khoảng thời gian nói trên, một số hành vi và hoạt động tố tụng không được tiến hành trừ trường hợp có lí do không thể trì hoãn (Thí dụ, không được hỏi cung vào ban đêm, không được khám nhà, bắt người vào ban đêm…).

 

  1. Thời hạn quy định trong điều luật này được tính theo dương lịch. Theo lịch, không phải tất cả các tháng đều có 30 ngày mà có những tháng có 31 ngày, 28 hoặc 29 ngày. Luật quy định khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn kết thúc vào ngày trùng của tháng sau, nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó. Thí dụ, thời hạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự được bắt đầu từ ngày 31/12 năm 2003 thì sẽ hết thời hạn vào ngày 29/2/2004 bởi tháng 2/2004 chỉ có 29 ngày. Trong thực tế, thời điểm hết thời hạn có thể trùng với ngày nghỉ (bao gồm ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày lễ mà theo Hiến pháp là ngày được nghỉ việc). Trong trường hợp này thì thời điểm hết thời hạn là ngày tiếp theo ngày nghỉ (tức là ngày thứ hai của tuần làm việc hoặc ngày đầu tiên tiếp theo của ngày lễ).

 

  1. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và từ lợi ích của người bị truy tố về hình sự, Điều luật quy định khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm giữ, tạm giam phải ghi rõ trong lệnh tạm giữ, tạm giam thời gian bắt đầu và thời hạn  kết thúc. Trong trường hợp trong lệnh tạm giam chỉ ghi ngày bắt đầu tạm giam và thời hạn tạm giam được tính bằng tháng thì một tháng được tính là 30 ngày.

 

  1. Trong tố tụng hình sự, pháp luật quy định có hai hình thức gửi đơn hoặc giấy tờ, tài liệu. Đó là gửi trực tiếp cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và gửi qua đường bưu điện. Trong trường hợp đơn, giấy tờ hoặc tài liệu được gửi qua đường bưu điện thì thời hạn bắt đầu được tính theo thời gian ghi trên dấu của bưu điện nơi gửi (thí dụ, ngày 3/2/2004 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án phạt tù 10 năm đối với bị cáo Trần Văn A quê ở Tuyên Quang. Sau khi tuyên án, bị cáo Trần Văn A kháng cáo và đơn kháng cáo được gửi theo đường bưu điện tới Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 28/2/2004 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mới nhận được đơn kháng cáo nói trên của Trần Văn A. Trong trường hợp này, kháng cáo của Trần Văn A vẫn được coi là hợp lệ và kháng cáo được tiến hành trong thời gian luật định (15 ngày) nếu trên phong bì có dấu bưu điện ghi ngày gửi trước ngày 18/2/2004.

 

  1. Trong thực tế, các bị can, bị cáo, người bị kết án đang trong các trại tạm giam, trại giam không thể gửi đơn từ, giấy tờ, tài liệu theo một trong hai hình thức nói trên mà bắt buộc phải gửi qua khâu trung gian là ban giám thị trại tạm giam, trại giam. Trong trường hợp này, thời hạn gửi tài liệu hoặc giấy tờ, đơn từ được tính từ ngày Ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ, tài liệu đó. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị kết án đang trong các trại tạm giam, trại giam, Bộ công an ra các quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận đơn từ, giấy tờ, tài liệu của Ban giám thị các trại giam, trại tạm giam khi các trại viên có nhu cầu gửi đơn từ, giấy tờ hoặc tài liệu tới những người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

PHÂN TÍCH ĐIỀU 95 – BIÊN BẢN – BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 95. Biên bản

 

  1. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.

Trong biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu, đề nghị của họ.

 

  1. Biên bản phiên toà phải có chữ kí của chủ toạ phiên toà và thư kí toà án. Biên bản các hoạt động tố tụng khác phải có chữ kí của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trường hợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ kí của họ.

 

 

  1. Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự (quy định về chứng cứ) tại điểm d Khoản 2 quy định biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử là một trong những nguồn của chứng cứ. Chính vì vậy, chúng luôn luôn có giá trị để chứng minh về một tình tiết nào đó của vụ án hình sự. Để bảo đảm các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện một cách đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp luật khi tiến hành các hành vi và hoạt động tố tụng khác nhau, Điều luật này của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định các cơ quan này phải lập biên bản. Ngoài Điều 95 BLTTHS còn có nhiều điều luật khác quy định thủ tục lập biên bản về các hành vi và hoạt động tố tụng hình sự cụ thể mà khi thực hiện các hành vi và hoạt động tố tụng đó người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người liên quan phải tuân theo. Thí dụ, Điều 80 quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Điều 81 quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Điều 84 quy định biên bản về việc bắt người.

 

 

  1. Biên bản về các hành vi và hoạt động tố tụng là một văn bản ghi nhận diễn biến, nội dung, những người tham gia một công việc nào đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thí dụ, biên bản bắt người phạm pháp quả tang; biên bản đối chất, nhận dạng; biên bản khám người; biên bản khám nhà; biên bản thu giữ các tài liệu, vật chứng…

 

  1. Vì hành vi và hoạt động tố tụng bao giờ cũng được tiến hành ở một thời điểm và địa điểm nào đó nên pháp luật quy định khi tiến hành các hoạt động tố tụng trong biên bản phải ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của hoạt động tố tụng. Những người tiến hành, tham gia hoặc liên quan đến hoạt động tố tụng cần phải được ghi rõ trong biên bản và cuối biên bản phải có chữ kí của họ. Những biên bản về hoạt động tố tụng nếu không có chữ kí của những người nói trên sẽ không có giá trị pháp lí và không được dùng làm chứng cứ để chứng minh một tình tiết nào đó của vụ án.

 

  1. Pháp luật yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng phải có các mẫu biên  bản thống nhất về cùng một hoạt động tố tụng. Thí dụ, biên bản lấy lời khai của viện kiểm sát và của cơ quan điều tra, biên bản về từ chối luật sư bào chữa của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án và các loại biên bản khác phải được lập giống nhau.

 

  1. Trong quá trình lập biên bản, có thể có sự thay đổi, sửa chữa, bổ sung. Những điểm thay đổi, sửa chữa, bổ sung đó bên cạnh phải có chữ kí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng. Những ý kiến đề nghị, yêu cầu hoặc khiếu nại liên quan đến nội dung của biên bản cũng phải được ghi trong chính biên bản đó làm cơ sở cho việc xem xét, giải quyết của cơ quan và những người có thẩm quyền.

 

  1. Tại  phiên toà xét xử, biên bản phiên toà do thư kí (hoặc các thư kí) ghi chép. Mặc dù phiên toà có nhiều người tiến hành tố tụng như chủ toạ phiên toà, thẩm phán – thành viên hội đồng xét xử, hội thẩm nhân dân, đại  diện viện kiểm sát và nhiều người tham gia phiên toà như người bào chữa, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định… nhưng biên bản phiên toà chỉ cần có chữ kí của chủ toạ phiên toà và thư kí toà án. Những người khác không có nghĩa vụ và cũng không có quyền kí vào biên bản phiên toà mặc dù một số người trong những người nói trên có quyền được đọc biên bản phiên toà và có yêu cầu và kiến nghị nếu không đồng ý với nội dung nào đó nêu trong biên bản.

 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *