Chưa rõ trong bước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất chi tiết ở mức độ như thế nào? Có thể kết luận hồ sơ đề xuất là hợp lệ hay không hợp lệ ngay ở bước kiểm tra này chưa? Hay là phải ở bước đánh giá tính hợp lệ thì mới kết luận là hợp lệ hay không hợp lệ?

u hỏi 1:
Tại Điều 28 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về đánh giá hồ sơ về kỹ thuật có 04 bước (Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ):
– Bước 1: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất;
– Bước 2: Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất;
– Bước 3: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;
– Bước 4: Đánh giá về kỹ thuật.
Chưa rõ trong bước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất chi tiết ở mức độ như thế nào? Có thể kết luận hồ sơ đề xuất là hợp lệ hay không hợp lệ ngay ở bước kiểm tra này chưa? Hay là phải ở bước đánh giá tính hợp lệ thì mới kết luận là hợp lệ hay không hợp lệ?
Trường hợp trong bước kiểm tra hồ sơ đề xuất của nhà thầu, Tổ chuyên gia phát hiện hồ sơ đề xuất có thiếu một số tài liệu chứng minh về năng lực kinh nghiệm như: Hợp đồng chứng minh kinh nghiệm thi công; bằng cấp & chứng chỉ chuyên môn của nhân sự kê khai trong hồ sơ đề xuất; tài liệu chứng minh năng lực tài chính (như báo cáo tài chính đã kiểm toán, Biên bản kiểm tra quyết toán thuế…) thì có thể kết luận là hồ sơ đề xuất của nhà thầu là không hợp lệ hay không?
Câu hỏi 2:
Tình huống hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư có nêu hướng dẫn nhà thầu nộp tài liệu chứng minh về năng lực tài chính là Báo cáo tài chính đã kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính tự lập kèm Biên bản kiểm tra quyết toán thuế . . . Nhưng khi dự thầu nhà thầu thiếu các tài liệu này. Chủ đầu tư có được phép yêu cầu nhà thầu nộp bổ sung báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay không? Có được phép dùng tài liệu Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của nhà thầu nộp bổ sung trong quá trình đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu hay không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật Doanh nghiệp của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp , gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nptlawyer.com ;. Chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ pháo lý:

Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Nội dung trả lời:

Câu hỏi 1:

Các bước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất, được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 28. Đánh giá kỹ thuật hồ sơ đề xuất:

"1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật."

Trong bước này, chưa thể đánh giá hồ sơ đề xuất là hợp lệ hay không mà phải chờ đến bước đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất mới có thể đưa ra kết luận. Vì, tại bước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật vì trong bước này bên mời thầu chi xem xét đến số lượng, các loại tài liệu được yêu cầu mà không xem xét đến nội dung của tài liệu. Do đó, chưa  thể đánh giá hồ sơ hợp lệ hay không ở bước này.

Trường hợp trong bước kiểm tra hồ sơ đề xuất của nhà thầu, Tổ chuyên gia phát hiện hồ sơ đề xuất có thiếu một số tài liệu chứng minh về năng lực kinh nghiệm như: Hợp đồng chứng minh kinh nghiệm thi công; bằng cấp & chứng chỉ chuyên môn của nhân sự kê khai trong hồ sơ đề xuất; tài liệu chứng minh năng lực tài chính (như báo cáo tài chính đã kiểm toán, Biên bản kiểm tra quyết toán thuế…) thì có thể kết luận là hồ sơ đề xuất của nhà thầu là không hợp lệ hay không?

Trả lời: Trường hợp trong bước kiểm ta hồ sơ đề xuất của nhà thầu, Tổ chuyên gia phát hiện hồ sơ đề xuất có thiếu một số tài liệu chứng minh về năng lực kinh nghiệm như: Hợp đồ chứng minh kinh nghiệm thi công; bằng cấp & chứng chỉ chuyên môn của nhân sự kê khai trong hồ sơ đề xuất, tài liệu chứng minh năng lực tài chính thì chưa thể kết luận hồ sơ của nhà thầu là không hợp lệ. Vì:

Theo quy định tại  Điều 16. Làm rõ hồ sơ dự thầu

"1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu."

Do đó, trong trường hợp này, khi tổ chuyên môn kiểm tra hồ sơ đề xuất của bạn mà phát hiện hồ sơ thiếu một số tài liệu chứng minh về năng lực kinh nghiệm thì bạn có thể bổ sung tài liệu khi bên mời thầu có yêu cầu bổ sung.

Câu hỏi 2:

1. Tình huống hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư có nêu hướng dẫn nhà thầu nộp tài liệu chứng minh về năng lực tài chính là Báo cáo tài chính đã kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính tự lập kèm Biên bản kiểm tra quyết toán thuế . . . Nhưng khi dự thầu nhà thầu thiếu các tài liệu này. Chủ đầu tư có được phép yêu cầu nhà thầu nộp bổ sung báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay không?

Điểm b, khoản 3, Điều 46 có quy định về vệc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật.

Theo đó:

– Nhà thầu chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

–  Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà thầu gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

Do đó, chủ đầu tư được phép yêu cầu nhà thầu nộp bổ sung báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

2. Có được phép dùng tài liệu Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của nhà thầu nộp bổ sung trong quá trình đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu hay không?

Theo quy định tại khoản khoản 4 Điều 50 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

4. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

"Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai."

Theo quy định này, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật ( Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật…) sẽ được mở ở giai đoạn một, hồ sơ đề xuất về tài chính được mở ở giai đoạn hai. Do đó, không được  phép dùng tài liệu Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của nhà thầu nộp bổ sung trong quá trình đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com hoặc qua Tổng đài tư vấ n

Trân trọng!

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *