Thưa luật sư, Xin hỏi: Gia đình chồng em có 4 em anh trai, hiện giờ mẹ chồng em bị tai biến nằm một chỗ. Bà có một căn nhà trong diện đền bù, trước khi bị bệnh bà có lập một di chúc nói rằng sau này nếu ai chưa có nhà riêng thì sẽ ở đó, căn nhà không để lại cho riêng ai mà để thờ tổ tiên.

Hiện tại bà bị bệnh, vợ chồng em chưa có nhà và ở đó nhưng hiện giờ ngôi nhà đã bị giải tỏa và cần làm lại. Nhưng anh em chồng không cho chúng em ở lại căn nhà đó khi ngôi nhà làm xong. Vậy trường hợp này phải giải quyết ra sao?

Xin luật sư tư vấn giúp em, Em xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật đất đai trực tuyến của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhà ở trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Cơ sơ pháp lý:

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội

Theo Khoản 1 Điều 649 BLDS năm 2005

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng  

Tuy nhiên, di chúc bằng miệng được công nhận là hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện được quy định tại khoản 5  Điều 652 BLDS

Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực

Do vậy,di chúc của ông cố  bạn để lại nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì mới được công nhận là hợp pháp.

Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế ( Điều 667 BLDS). Như vậy, di chúc của bà bạn chưa có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp của bạn, để tránh tình trạng tranh chấp. Nếu ngôi nhà là tài sản riêng của bà bạn. Bạn có thể khuyên bà bạn làm hợp đồng tặng cho ngôi nhà với điều kiện dùng vào mục đích thờ cúng tổ tiên cho bạn.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY Nptlawyer.com ;

Tổng đài tư vấn luật dân sự và thừa kế 24/7 : 

Gửi thư tư vấn pháp luật miễn phí qua Email:  npttrinhlaw@gmail.com

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *