Chào luật sư. Bố mẹ chồng tôi mất để lại cho chồng tôi một căn nhà (đứng tên chồng), nhiều năm sau đó tôi và chồng ly hôn. Tôi muốn hỏi căn nhà đó có phần nào tài sản của tôi không? Liệu sau ly hôn tôi có được gì hay ra đi trắng tay. Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bố mẹ chồng bạn mất để lại cho chồng bạn một căn nhà, như vậy có thể hiểu được rằng đây là tài sản do chồng bạn được thừa kế từ bố mẹ. Và theo quy định của Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đây sẽ được coi là tài sản riêng của chồng bạn.

"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sảnphục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."

Như vậy, nếu vợ chồng bạn không có thỏa thuận nhập khối tài sản riêng vào khối tài sản chung thì đây sẽ là tài sản riêng của chồng bạn, khi ly hôn bạn sẽ không được chia.

Tham khảo bài viết liên quan:

Ly hôn có được phân chia tài sản bố mẹ chồng đã cho ?

Tư vấn phân chia tài sản theo di chúc của ông bà để lại khi bố mẹ ly hôn ?

Khi ly hôn, bố mẹ không cho chia tài sản liệu có được không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân và gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *