Thưa Luật sư, cháu bây giờ 16 tuổi. Ba mẹ cháu không có kết hôn nhưng khai sinh có tên ba cháu và giờ thì không sống chung với nhau nữa. Ba cháu lấy vợ khác và không cấp dưỡng cho cháu từ năm 14 tuổi. Cháu có được kiện ba cháu không ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:  

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Bộ luật dân sự năm 2005

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con :

"Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."

Như vậy hiện tại bạn đang 16 tuổi chưa đủ tuổi thành niên nên bố bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho bạn khi không sống chung cùng nhau nữa. Do chưa thành niên nên bạn chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo đó nếu muốn khởi kiện cha bạn yêu cầu cấp dưỡng phải thông qua người đại diện hợp pháp của bạn thực hiện khởi kiện theo khoản 4 Điều 57 LTTDS :

"Điều 57. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự

1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

5. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

6. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Toà án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

7. Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng.".

Người đại diện hợp pháp có thể là mẹ bạn hoặc ông bà bạn người mà bạn đang sống cùng theo Điều 141 LDS :

"Điều 141. Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;

3. Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;

7. Những người khác theo quy định của pháp luật.".

Tham khảo bài viết liên quan:

Có kiện người chưa thành niên khi mượn tiền không trả được không?

Yêu cầu cấp dưỡng nuôi con ?

Yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *